Muôn kiểu hành hạ công nhân của ông chủ
Công nhân làm việc tại DN ngoài áp lực làm việc liên tục trong nhiều giờ đồng hô, ăn uống kham khổ, lươngthấp còn phải chịu không ít sự ức hiếp, hành hạ từ các ông chủ bất nhân.
Khắc nghiệt hơn, gần đây Cty TNHH Nhựa Daiwa Việt Nam, vốn của Nhật Bản đóng tại đường số 6, Khu chế xuất Tân Thuận, quận 7, TPHCM còn yêu cầu công nhân đi vệ sinh phải đội mũ màu cam, nếu không thực hiện sẽ bị trừ lương và đuổi việc. Điều đáng nói là trong phân xưởng có gần 100 công nhân nhưng chỉ có 4 chiếc mũ màu cam để công nhân muốn đi vệ sinh đội vào.
Chị N.T.D, công nhân phân xưởng A của công ty phản ánh: “Ngày 28/3, khi tôi đau bụng muốn đi vệ sinh thì đã hết mũ. Do không thể nín được nên tôi đã đi đầu trần và đã bị người giám sát lập biên bản và cho biết sẽ bị trừ lương. Nhiều người không có mũ cũng bị tương tự”.
Dính keo 502 vào tay công nhân
Sự việc thương tâm này xảy ra tại công ty giầy Hong Fu Việt Nam – công ty liên doanh với Đài Loan ở khu công nghiệp Hoàng Long, huyện Hoằng Hóa Thanh Hóa.
26/11/2011, khi công nhân công ty giày Hong Fu sắp nghỉ làm để ăn trưa. Ông A Vương (quản lý người Trung Quốc) đi kiểm tra các khâu sản xuất thì thấy một số đế giày dán keo bị hở nên ông ta quát tháo, chửi bới. Thấy chị Phương là ca trưởng liên 2 đi đến, ông Vương liền kéo chị Phương lại chửi bới, đồng thời ép chị Phương đổ keo lên tay và bắt dính hai bàn tay lại với nhau. Rất nhiều công nhân đang làm việc cùng ca đã chạy đến can ngăn nhưng không được. Sau đó chị Phương ngất lịm phải nhập viện cấp cứu.
Buổi chiều cùng ngày, hàng trăm công nhân nhà máy đã đình công vì quá phẫn nộ trước hành động tàn nhẫn của viên chủ quản.
Mang quá 200.000 đồng đi làm sẽ bị tịch thuMang thai là mất việc
Tất cả nữ công nhân làm việc tại công ty Doojung Việt Nam, 100% vốn của Hàn Quốc, chuyên sản xuất mỹ phẩm, có trụ sở tại khu công nghiệp Phú Nghĩa (huyện Chương Mỹ, Hà Nội) đều phải khai vào bản “tình trạng hôn nhân và sinh đẻ”. Khi các nữ công nhân cứ mang thai đến tháng thứ 6 thì lãnh đạo gọi lên văn phòng để nhận thông báo với nội dung rằng: “Thôi em nghỉ sinh đi, khi nào sinh xong thì đi làm lại”. Thế nhưng khi nghỉ thì các công nhân ở đây mới biết họ không hề nhận được bất kì một chế độ gì.
Không những thế công ty còn không đăng kí và không đóng bảo hiểm cho bất kì một công nhân nào trong khi hàng tháng vẫn trừ tiền bảo hiểm của công nhân.
Không dừng lại ở những chính sách chết người này, công ty này còn bắt công nhân phải tăng ca ít nhất 5 ngày/tuần. Mỗi ngày phải tăng ca từ 4-6 giờ đồng hồ. Những công công nhân trong thời gian nuôi con nhỏ không những không được hưởng chế độ làm việc 7 giờ/ngày mà còn phải làm tăng ca 3 giờ/ngày, còn những công nhân bình thường khác phải làm tăng ca 6h/ngày, trong khi tiền tăng ca họ nhận được chỉ có 19.000 đồng/giờ.
Đặc biệt hơn, công ty còn bắt công nhân thuộc lòng câu nói: “ở nhà có bố mẹ, đến công ty phải coi quản lý là bố mẹ”.
Khủng bố tinh thần nhân viên, ép nghỉ việc
Vụ việc xảy ra vào năm 2005 tại Công ty Pung Kook (100% vốn Hàn Quốc, gia công túi xách, va li, đóng tại Khu Chế xuất Tân Thuận –TPHCM) khi ông Hong định đưa ê kíp làm việc của mình vào phòng xuất nhập khẩu nên muốn cho chị Nguyễn Thị Hồng Châu nghỉ việc. Chị Châu không đồng ý nên ông J.M.Hong, giám đốc tài chính của công ty tìm cách khủng bố tinh thần để chị phải tự nguyện nghỉ việc.
Ngày 13/8/2005, chị Châu nhờ Công đoàn công ty can thiệp thì ngay trong ngày, ông Hong buộc chị Châu chuyển từ phòng xuất nhập khẩu sang phòng tài chính. Ông ta không cho chị làm việc, buộc chị phải ngồi im lặng từ sáng đến chiều trước mặt ông ta. Khi chị đi vệ sinh cũng bị ông Hong theo giám sát đến cửa phòng.
Ngày 23/9, khi chị Châu vừa từ phòng vệ sinh ra, ông Hong bất ngờ la mắng và xô ngã chị. Hoảng sợ, chị Châu chạy về phòng làm đơn xin nghỉ phép, nhưng ông Hong không cho mà buộc phải nghỉ việc luôn. Khi chị không đồng ý thì ông Hong đẩy mạnh chiếc ghế dựa có chị Châu đang ngồi, trượt dài khoảng 5 mét, va vào máy phát thanh. Khi chị Châu nhoài người thoát ra khỏi chiếc ghế thì ông Hong xông vào định hành hung chị. Quá hoảng sợ, chị Châu tri hô và ngất xỉu.
Theo Nhị Anh