Nhà nước vẫn sẽ sở hữu 100% vốn Tập đoàn Viettel
Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo duy trì 90 doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước trực thuộc Bộ Quốc phòng, gồmViettel cùng 17 Tổng Công ty và 72 Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên.
Ngày 8/10/2013, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Văn Ninh đã ký công văn gửi Bộ Quốc phòng cho biết ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ đối với Đề án sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước thuộc Bộ Quốc phòng giai đoạn 2013-2015.
Theo công văn này, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo duy trì 90 doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước trực thuộc Bộ Quốc phòng, gồm Tập đoàn Viễn thông Quân đội (Viettel) cùng 17 Tổng Công ty và 72 Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên. Đồng thời, Thủ tướng Chính phủ cũng yêu cầu duy trì 69 doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước là công ty con của các doanh nghiệp hoạt động theo hình thức công ty mẹ - công ty con thuộc Bộ Quốc phòng, trong đó có 3 doanh nghiệp trực thuộc Tập đoàn Viettel là Công ty TNHH một thành viên Nhà máy Thông tin M1; Công ty TNHH một thành viên Nhà máy Thông tin M3 và Công ty TNHH một thành viên Thương mại và Xuất nhập khẩu Viettel.
Bên cạnh đó, cùng với việc yêu cầu giải thể Công ty 7/5 - Quân khu 7, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo Bộ Quốc phòng thực hiện cổ phần hóa Công ty mẹ - Tổng Công ty 36 và Công ty TNHH một thành viên Trường An; thực hiện thoái vốn Nhà nước tại 9 doanh nghiệp cổ phần gồm: Công ty Phú Tài, Công ty Hương Giang, Công ty NPK, Công ty An Bình, Công ty Thanh Bình HCM, Công ty Thanh Bình HN, Công ty Misoft, Công ty Hà Đô và Công ty Đông Đô.
Thủ tướng Chính phủ cũng đã đồng ý tổ chức lại thành Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên đồng thời thực hiện cổ phần hóa đối với 5 đơn vị phụ thuộc Tổng Công ty Thành An, đó là các Công ty Thành An 141, Thanh An 116, Thành An 119, Công ty Đầu tư kinh doanh bất động sản Thành An 171 và Công ty Tư vấn khảo sát thiết kế Thành An 191.
Theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Quốc phòng có trách nhiệm thực hiện sắp xếp các doanh nghiệp nêu trên theo quy định của pháp luật; bổ sung vốn chủ sở hữu đối với các tổng công ty Nhà nước trực thuộc bảo đảm đúng quy định hiện hành.
Thủ tướng Chính phủ cũng chỉ đạo Bộ Quốc phòng căn cứ quy định hiện hành, tiếp tục rà soát xây dựng phương án sắp xếp các doanh nghiệp 100% vốn nhà nước hoạt động lưỡng dụng, các công ty TNHH một thành viên là công ty con của các doanh nghiệp hoạt động theo hình thức công ty mẹ - công ty con, báo cáo Thủ tướng Chính phủ; đồng thời quyết định tỷ lệ phần vốn Nhà nước cần nắm giữ tại các doanh nghiệp thực hiện cổ phần hóa.
Ngoài ra, Bộ Quốc phòng còn được giao nhiệm vụ xây dựng, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt Đề án hình thành các tổng công ty 16, Ba Son, Sông Thu, Hồng Hà; và Đề án chuyển các công ty TNHH một thành viên Tây Nam, Duyên Hải sang hoạt động theo hình thức công ty mẹ - công ty con; Đề án tổ chức lại các đơn vị phụ thuộc của Tổng Công ty Thành An thành Công ty TNHH một thành viên.
Bên cạnh đó, cùng với việc yêu cầu giải thể Công ty 7/5 - Quân khu 7, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo Bộ Quốc phòng thực hiện cổ phần hóa Công ty mẹ - Tổng Công ty 36 và Công ty TNHH một thành viên Trường An; thực hiện thoái vốn Nhà nước tại 9 doanh nghiệp cổ phần gồm: Công ty Phú Tài, Công ty Hương Giang, Công ty NPK, Công ty An Bình, Công ty Thanh Bình HCM, Công ty Thanh Bình HN, Công ty Misoft, Công ty Hà Đô và Công ty Đông Đô.
Thủ tướng Chính phủ cũng đã đồng ý tổ chức lại thành Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên đồng thời thực hiện cổ phần hóa đối với 5 đơn vị phụ thuộc Tổng Công ty Thành An, đó là các Công ty Thành An 141, Thanh An 116, Thành An 119, Công ty Đầu tư kinh doanh bất động sản Thành An 171 và Công ty Tư vấn khảo sát thiết kế Thành An 191.
Theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Quốc phòng có trách nhiệm thực hiện sắp xếp các doanh nghiệp nêu trên theo quy định của pháp luật; bổ sung vốn chủ sở hữu đối với các tổng công ty Nhà nước trực thuộc bảo đảm đúng quy định hiện hành.
Thủ tướng Chính phủ cũng chỉ đạo Bộ Quốc phòng căn cứ quy định hiện hành, tiếp tục rà soát xây dựng phương án sắp xếp các doanh nghiệp 100% vốn nhà nước hoạt động lưỡng dụng, các công ty TNHH một thành viên là công ty con của các doanh nghiệp hoạt động theo hình thức công ty mẹ - công ty con, báo cáo Thủ tướng Chính phủ; đồng thời quyết định tỷ lệ phần vốn Nhà nước cần nắm giữ tại các doanh nghiệp thực hiện cổ phần hóa.
Ngoài ra, Bộ Quốc phòng còn được giao nhiệm vụ xây dựng, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt Đề án hình thành các tổng công ty 16, Ba Son, Sông Thu, Hồng Hà; và Đề án chuyển các công ty TNHH một thành viên Tây Nam, Duyên Hải sang hoạt động theo hình thức công ty mẹ - công ty con; Đề án tổ chức lại các đơn vị phụ thuộc của Tổng Công ty Thành An thành Công ty TNHH một thành viên.
Theo M.T