SAMCO: Đại gia Sài Thành sắp lộ diện
SAMCO đang tiến hành đề án cổ phần hóa tái cấu trúc lại toàn bộ hệ thống để trở nên cạnh tranh hơn trong các năm kế tiếp. Vây SAMCO đang sở hữu những tải sản gì để có thể hấp dẫn các nhà đầu tư?
Trong tay của UBND TP.HCM có khá nhiều những công ty khủng nắm giữ những lĩnh vực thiết yếu của thành phố với doanh thu hàng chục nghìn tỉ đồng mỗi năm. Điền hình là Tổng công ty thương mại Sài gòn là ông lớn trên lĩnh vực thương mại, Tổng công ty vàng bạc đá quý Sài Gòn thống trị lĩnh vực vàng bạc hay Tổng công ty du lịch Sài gòn đang quản lí các khách sạn sang trọng ở Tp.HCM.
Trong số 17 tổng công ty do UBND thành phố quản lí, có một doanh nghiệp khá trầm lắng về danh tiếng nhưng nếu xét về mức độ quan trọng cũng như đóng góp vào ngân sách thành phố cũng không hề kém cạnh là bao so với các tên tuổi kể trên, đó chính là Tổng công ty Cơ khí Giao thông Vận Tải Sài Gòn (SAMCO).
Doanh thu hợp nhất năm 2014 của SAMCO lên đến hơn 15.800 nghìn tỉ đồng, lợi nhuận trước thuế khoảng 1.345 tỉ đồng trong khi vốn điều lệ cuối kì lên tới 1.611 tỉ đồng. Trong năm nay, hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp này tiếp tục sáng. Doanh thu 9 tháng đầu năm khoàng 18.000 tỉ đồng, tăng hơn 55% so với cùng kì năm trước, trong khi lợi nhuận trước thuế khoảng 1.800 tỉ đồng, tăng 83% so với cùng kì năm 2014.
Hiện SAMCO đang tiến hành đề án cổ phần hóa tái cấu trúc lại toàn bộ hệ thống để trở nên cạnh tranh hơn trong các năm kế tiếp. Vây SAMCO đang sở hữu những tải sản gì để có thể hấp dẫn các nhà đầu tư?
Lĩnh vực hoạt động cốt lõi của SAMCO là lĩnh vực lắp ráp các loại xe ôtô, cùng với quản lí các bến xe lớn nhất tại TP.HCM. Ngoài ra, mảng bất động sản cũng có tiềm năng mang lại những khoản lợi nhuận tốt nhờ sở hữu các dự án có vị trí đẹp trên địa bàn TP.HCM.
Khác với một công ty khác là Savico (thành viên của Tổng công ty Bến Thành) vốn tập trung vào mảng phân phối xe ôtô, SAMCO có thế mạnh ở việc sản xuất lắp ráp các loại xe ôtô, nhất là các loại xe bus vận chuyển hành khánh hay các loại xe chuyên dụng. SAMCO cũng hợp tác với các doanh nghiệp nước ngoài để kinh doanh các thương hiệu nổi tiếng như Isuzu, Mitsubishi, Mercedes Benz.
Một trong những đơn hàng lớn nhất của SAMCO chính là cung cấp hàng nghìn chiếc xe buýt chở khách mỗi năm cho Sở Giao thông công chánh TP.HCM. Hình ảnh những chiếc xe bus màu xanh với logo SAMCO chạy ngang dọc thành phố hằng ngày đã trở thành một điều thân quen trong mắt người dân Sài Thành.
Mới đây, SAMCO đã đưa vào vận hành nhà máy lắp ráp ôtô rộng gần 4ha, với công suất 1.000 xe/năm ở Củ Chi, đưa tổng công suất tổng công suất sản xuất xe hơi của SAMCO đã lên tới 5.000 chiếc/năm. Việc cổ phần hóa, thoái vốn ngoài ngành để tập trung mảng kinh doanh cốt lõi là chiến lược khá đúng để nâng cao sức cạnh tranh cho SAMCO. Ngoài việc nâng cao công suất sản xuất, tổng công ty này dự kiến cũng sẽ nghiên cứu ứng dụng nhiên liệu sạch CNG cho các sản phẩm của mình cũng như mở rộng thêm các chủng loại xe mới để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường
Dù là một trong những doanh nghiệp sản xuất xe có tuổi đời lâu nhất Việt Nam nhưng có thể nói, nếu không nhờ bệ đỡ là các đơn hàng trực tiếp của Sở giao thông công chánh Tp.HCM, SAMCO sẽ khó lòng cạnh tranh nổi với các doanh nghiệp tư nhân khác như Trường Hải hay các tập đoàn ôtô nước ngoài – những doanh nghiệp có năng lực sản xuất lớn cũng như áp dụng chính sách marketing và bán hàng chuyên nghiệp hơn hẳn.
Ví dụ năm ngoái, tổng sản lượng xe bán được của Trường Hải lên tới hơn 42.000 chiếc, Toyota hơn 40.000 chiếc - theo thống kê của Hiệp hội các nhà sản xuất ôtô Việt Nam (VAMA) và hoàn toàn vượt trội so với SAMCO.
Nhưng trong khi lĩnh vực sản xuất xe ôtô có thể sẽ gặp các thách thức lớn về khả năng cạnh tranh thì một lĩnh vực khác có thể tiếp tục mang lại ưu thế tuyệt đối cho SAMCO trong các năm kế, đó chính là mảng quản lí các bến xe lớn nhất tại TP.HCM.
Đó là bến xe miền Tây, doanh nghiệp niêm yết luôn lọt vào top các công ty có mức thu nhập trên cổ phiếu (EPS) cao nhất thị trường. Trong khi đó một thành viên khác, Bến Xe Miền Đông cũng ghi nhận doanh thu 85 tỉ đồng, tăng 6% so với cùng kì trong nửa đầu năm nay. Lợi nhuận trước thuế đạt 52 tỉ đồng, tăng 10% so với cùng kì năm trước.
Để đáp ứng quy mô hành khách ngày càng tăng, SAMCO đang lập đề án xây dựng bến xe miền Đông mới thay thế cho bến xe cũ đã quá tải ở Bình Thạnh. Dự án này nằm ở khu vực Quận 9 và Dĩ An (Bình Dương) có tổng diện tích hơn 16 ha, tổng vốn đầu lên tới 4.000 tỉ đồng. Bến xe này một khi hoàn thành sẽ kết hợp với tuyến Metro số 1 Bến Thành – Suối tiên tạo nên một chuỗi giao thông liên hoàn từ khu vực ngoại thành đến trung tâm thành phố.
Trong khi đó, SAMCO cũng tiến hành xây dựng một bến xe mới tại Bình Chánh (TP.HCM) nhằm thay thế cho bến xe miền Tây hiện nay đã quá tải. Một khi các dự này bến xe mới hoàn thành, doanh thu từ mảng quản lí bến xe của SAMCO sẽ khả quan hơn nữa.
Một lĩnh vực khác có tiềm năng đáng kể cho SAMCO chính là mảng bất động sản. Nổi bật là dự án khu phức hợp trên mặt bằng cũ của Bến xe miền Đông. Với diện tích đất xây dựng lên tới 3ha, SAMCO dự kiến sẽ đầu tư một trung tâm thương mại, văn phòng cho thuê có khả năng mang lại nguồn thu nhập ổn định đáng kể cho các năm tới.
Nhưng chưa tính đến dự này thì quy mô bất động sản của SAMCO cũng đã khá lớn. Năm ngoái, Tổng công ty đã đưa vào vận hành khu văn phòng cho thuê có vị trí đắc địa trên đại lộ Võ Văn Kiệt (Cô Giang – Quận 1). Quy mô sàn của tòa nhà này lên tới hơn 47.000 m2.
Trước đó cao tốc văn phòng tại đường Nguyễn Chí Thanh có quy mô sàn 4.600 m2 cung đựa vào khai khác. Đó là chưa kể khu phức hợp cho thuê tại mặt tiền đường Trần hưng Đạo hay công nghiệp Hòa Phú (Củ Chi) cũng là các tài sản có giá trị của SAMCO. Nắm bắt được xu thế phát triển của phía Đông Sài gòn, SAMCO cũng đã đầu tư dự án khu dân cư 7,8 ha tại Nhơn Trạch (Đồng Nai) với tổng mức vốn dự kiến khoảng 400 tỉ đồng. Có lẽ việc cổ phần hóa, thu hút thêm các đối tác bên ngoài sẽ giúp SAMCO có thể huy động thêm nguồn lực để phát triển các dự án bất động sản của mình.
Người đồng hành