MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Sếp doanh nghiệp ăn lương theo cơ chế thị trường?

28-06-2014 - 07:57 AM | Doanh nghiệp

Tiền lương của người quản lý doanh nghiệp phải được trả căn cứ mức độ hoàn thành mục tiêu của doanh nghiệp, phù hợp cung - cầu lao động trên thị trường.

Đây là một trong những khuyến nghị được đưa ra tại Báo cáo kinh Kinh tế vĩ mô 2014 vừa được Ủy ban Kinh tế của Quốc hội phát hành.Viện trưởng Viện Nghiên cứu và Quản lý kinh tế Trung ương Nguyễn Đình Cung thực hiện tại nhiều diễn đàn kinh tế do Ủy ban Kinh tế tổ chức đều đã nhấn mạnh giải pháp áp dụng các nguyên tắc quản trị hiện đại trong quản trị các doanh nghiệp nhà nước, nhất là các tập đoàn, tổng công ty nhà nước.

Một trong số các đòn bẩy cơ bản được sử dụng để làm hài hòa lợi ích của người quản lý và người chủ sở hữu là họ được trả lương theo hiệu quả và kết quả hoạt động của doanh nghiệp do họ quản lý điều hành. Và mức lương của họ đương nhiên phải tương đương với những người quản lý cùng loại trên thị trường lao động (cụ thể là thị trường người quản lý), ông Cung đặt vấn đề.

Theo ông Cung, tiền lương cần phải được trả căn cứ vào kết quả và hiệu quả công việc. Trong mấy năm gần đây, dư luận xã hội cho rằng lương của những người quản lý doanh nghiệp nhà nước là quá cao - Ảnh minh họa. Nhìn nhận tiền lương là “giá” của sức lao động, phải được xác định theo quan hệ cung cầu thị trường, ông Cung băn khoăn “hình như tiền lương của người quản lý doanh nghiệp nhà nước đang được định theo mối tương quan với lương của công chức nhà nước, hơn là người quản lý doanh nghiệp”

Thực tế nói trên phần nào thể hiện sự “vấn vương” trong đối xử đối với người quản lý doanh nghiệp, họ là người quản lý doanh nghiệp nhưng đồng thời vẫn là công chức nhà nước, báo cáo viết.Để khắc phục sự “vấn vương” đó, Viện trưởng Cung kết lại 3 điểm.Một là, phải tách biệt bổn phận và chức năng của người quản lý doanh nghiệp.

Họ chỉ là người quản lý doanh nghiệp, không phải là công chức nhà nước vì thế không áp dụng các chính sách, chế độ, công cụ làm việc, cách thức đánh giá và trả lương của công chức nhà nước cho người quản lý doanh nghiệp.Hai là, tiền lương của người quản lý doanh nghiệp phải được trả căn cứ mức độ hoàn thành mục tiêu, chỉ tiêu kế hoạch hàng năm của doanh nghiệp, do cơ quan chủ sở hữu xác định và giao phó, phù hợp với tiền lương và cung - cầu lao động trên thị trường những người quản lý công ty.Ba là, toàn bộ tiền lương và thu nhập khác từ doanh nghiệp của người quản lý phải được công khai đầy đủ trong báo cáo hàng năm về quản trị doanh nghiệp.

Khuyến nghị được ông Cung nhấn mạnh là, không coi người quản lý doanh nghiệp nhà nước là công chức nhà nước. Thực hiện trả lương cho họ theo cơ chế thị trường và theo mức độ đóng góp của họ đối với kết quả sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, bỏ trần giới hạn về tiền lương đối với “sếp” doanh nghiệp nhà nước.Doanh nghiệp nhà nước lỗ nặng,  nợ caoHồi cuối tháng 11/2013 , Chính phủ đã gửi đến Quốc hội báo cáo tình hình tài chính và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2012 của các doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ và doanh nghiệp có cổ phẩn, vốn góp của nhà nước.

Theo đó, 127 tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước, công ty mẹ - công ty con có tổng số nợ phải trả là 1.348.752 tỷ đồng, tăng 6% so với 2011, chiếm 56% tổng nguồn vốn. Trong đó, EVN 103.194 tỷ. Năm 2011, nợ phải trả của EVN là 275.278 tỷ đồng trong đó Công ty mẹ: 210.324 tỷ đồng trên tổng số nợ 1.292.400 tỷ đồng. Nợ quá hạn của EVN là 10.149 tỷ đồng. Do vay đầu tư nhà máy điện nên số nợ nước ngoài của EVN là 99.260 tỷ đồng, chiếm 69,5% trong tổng số nợ 142.853 tỷ đồng. Bên cạnh đó, tính đến cuối năm 2011, tổng các khoản lỗ lũy kế của 13 tập đoàn, tổng công ty nhà nước lên tới 48.988 tỷ đồng.

Mức lỗ bình quân của các tổng công ty, doanh nghiệp nhà nước cao gấp 12 lần các doanh nghiệp ngoài nhà nước. Tổng lỗ lũy kế của các tập đoàn, tổng công ty đến hết năm 2011 là 26.100 tỷ đồng. Trong đó, tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đóng góp 78% số lỗ này khi lỗ lũy kế tới 38.104 tỷ đồng. Theo báo cáo, EVN lỗ do sản xuất kinh doanh điện là 11.437 tỷ đồng và lỗ 26.667 tỷ đồng vì chênh lệch tỷ giá. Vào cuối năm 2012, 13 tập đoàn, tổng công ty lỗ lũy kế 48.988 tỷ đồng năm 2011. Trong đó, EVN vẫn là "quán quân" với khoản lỗ 38.104 tỷ đồng, tiếp theo là Vinalines, Petrolimex, Xăng dầu Quân đội... Mỗi khi cơ quan kiểm toán "sờ gáy" dường như tập đoàn, tổng công ty nào cũng có vấn đề.

Theo Thu Minh

thanhhuong

Báo Đất Việt

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên