Tổng Công ty Thủy sản VN: Thất thoát 9,3 tỷ đồng vốn nhà nước
Ông Nguyễn Hữu Lộc – nguyên Chủ tịch Hội đồng thành viên Seaprodex VN đã bị cơ quan điều tra bắt tạm giam về hành vi “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng”.
Tuy nhiên, trong vụ “bốc hơi” 9,3 tỷ đồng, vẫn chưa có ai phải chịu trách nhiệm...
Thất thoát vốn vẫn được lên chức!
Hiện nay, Seaprodex VN do ông Trần Tấn Tâm làm thành viên Hội đồng thành viên kiêm Tổng Giám đốc. Trước khi được lên chức, thời điểm để xảy ra thất thoát vốn nhà nước hàng tỷ đồng, ông Trần Tấn Tâm là Phó Giám đốc phụ trách mảng tài chính, kế hoạch, đầu tư kiêm trưởng Ban Tài chính kế hoạch và đầu tư của Công ty XNK Thủy sản Miền Trung (tức Seaprodex Đà Nẵng – đơn vị trực thuộc Seaprodex VN).
Ngoài ra, tại Seaprodex Đà Nẵng còn có các khoản nợ khó đòi từ các đối tác là Công ty TNHH Công nghiệp thủy sản ARI (nợ 0,25 tỷ đồng), Công ty TNHH Thương mại và giao nhận hàng hóa Long Mã (nợ 1,36 tỷ đồng), Công ty TNHH sắt thép Thuận Phát (nợ 37.400USD), Công ty TNHH Bao bì nhựa Kiến Vinh (nợ 60.000USD), Công ty bao bì xi măng Tam Điệp (nợ 275 triệu đồng), Công ty TNHH Thương mại, sản xuất và xuất nhập khẩu Hoàng Sơn (nợ 1,14 tỷ đồng).
Các khoản nợ này đã được Seaprodex Đà Nẵng kiện ra tòa, thi hành án nhưng không thu hồi được. Riêng khoản nợ của Công ty TNHH Tự Lập, Seaprodex Đà Nẵng đã đưa đơn tố giác cho Cơ quan CSĐT Công an TP.HCM và cơ quan này đã trả lời Công ty TNHH Tự Lập không còn khả năng trả nợ.
Thế nhưng, dù thất thoát vốn nhà nước nhiều nhưng sau cổ phần hóa và sáp nhập lại, ông Trần Tấn Tâm vẫn được bổ nhiệm làm Tổng Giám đốc Seaprodex VN.
Ai phải chịu trách nhiệm?
Theo giải trình của ông Trần Tấn Tâm gửi Bộ NNPTNT, tại thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp để cổ phần hóa (ngày 30.6.2006), tổng công nợ khó đòi của Seaprodex Đà Nẵng là 13,2 tỷ đồng. Ngoài ra, còn có khoản công nợ khó đòi, chậm thu hồi tại chi nhánh TP.HCM khoảng 29 tỷ đồng.
Công ty đã khởi kiện ra tòa và chủ nợ có tài sản thi hành án nên vẫn đưa vào giá trị doanh nghiệp. Theo ông Trần Tấn Tâm, khoản công nợ 9,36 tỷ đồng nằm trong khoản công nợ 13,2 tỷ đồng khó thu hồi. Thế nhưng, tại thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp để cổ phần hóa, Bộ NNPTNT, Bộ Tài chính (Cục Tài chính doanh nghiệp) đã chấp nhận cho loại 9,36 tỷ đồng ra khỏi giá trị doanh nghiệp.
Cụ thể, ông Diệp Kỉnh Tần - thời điểm đó là Thứ trưởng Bộ NNPTNT đã ký Văn bản số 645, ngày 27.2.2008 cho phép loại 9,3 tỷ đồng nợ không thể đòi này ra khỏi giá trị doanh nghiệp để chuyển thành Công ty cổ phần XNK Thủy sản Miền Trung thuộc Seaprodex VN, đồng thời bắt các doanh nghiệp thành viên khác phải điều chuyển bổ sung vốn từ nguồn thu cổ phần hóa cho Công ty cổ phần XNK Thủy sản Miền Trung để đảm bảo Nhà nước nắm 51% tỷ lệ cổ phần tại công ty.
Ngay sau tờ “lệnh” đó, Seaprodex VN đã chuyển số tiền “bù thất thoát” này cho Công ty cổ phần XNK Thủy sản Miền Trung. Như vậy, số tiền nợ không thể đòi 9,3 tỷ đồng của Nhà nước coi như mất trắng.
Tuy nhiên, đến ngày 3.12.2012, Bộ trưởng Bộ NNPTNT Cao Đức Phát đã “tuýt còi”, ban hành Văn bản số 3018, ngày 3.12.2012 hủy bỏ quyết định của ông Diệp Kỉnh Tần. Đến lượt các cổ đông bắt đầu phản ứng đòi trả lại tiền đã lỡ mua cổ phiếu của Seaprodex VN.
Sau đó, từ ngày 25 - 28. 12.2012, Ủy ban Kiểm tra Trung ương họp, trong đó kết luận ông Diệp Kỉnh Tần đã thiếu thận trọng trong việc điều hành, giải quyết các vi phạm tại một số doanh nghiệp; có khuyết điểm trong công tác cán bộ, trong cổ phần hóa doanh nghiệp, đầu tư vốn của doanh nghiệp vào bất động sản; yêu cầu ông Tần nghiêm túc kiểm điểm rút kinh nghiệm.
Thất thoát vốn vẫn được lên chức!
Hiện nay, Seaprodex VN do ông Trần Tấn Tâm làm thành viên Hội đồng thành viên kiêm Tổng Giám đốc. Trước khi được lên chức, thời điểm để xảy ra thất thoát vốn nhà nước hàng tỷ đồng, ông Trần Tấn Tâm là Phó Giám đốc phụ trách mảng tài chính, kế hoạch, đầu tư kiêm trưởng Ban Tài chính kế hoạch và đầu tư của Công ty XNK Thủy sản Miền Trung (tức Seaprodex Đà Nẵng – đơn vị trực thuộc Seaprodex VN).
Theo tài liệu chúng tôi có được, phi vụ làm thất thoát vốn nhà nước lớn nhất xảy ra tại Seaprodex Đà Nẵng chính là vụ bán hạt nhựa cho Công ty TNHH Tự Lập thời điểm từ năm 2003 đến tháng 1.2006. Nhiều hợp đồng kinh tế được ký kết và Seaprodex Đà Nẵng đã để cho Công ty TNHH Tự Lập nợ 6,69 tỷ đồng và không có khả năng thanh toán. Tuy nhiên, ông Trần Tấn Tâm vẫn tiếp tục ký hợp đồng bán hàng cho Công ty Tự Lập nâng tổng số nợ khó đòi lên hơn 7 tỷ đồng.
Ngoài ra, tại Seaprodex Đà Nẵng còn có các khoản nợ khó đòi từ các đối tác là Công ty TNHH Công nghiệp thủy sản ARI (nợ 0,25 tỷ đồng), Công ty TNHH Thương mại và giao nhận hàng hóa Long Mã (nợ 1,36 tỷ đồng), Công ty TNHH sắt thép Thuận Phát (nợ 37.400USD), Công ty TNHH Bao bì nhựa Kiến Vinh (nợ 60.000USD), Công ty bao bì xi măng Tam Điệp (nợ 275 triệu đồng), Công ty TNHH Thương mại, sản xuất và xuất nhập khẩu Hoàng Sơn (nợ 1,14 tỷ đồng).
Các khoản nợ này đã được Seaprodex Đà Nẵng kiện ra tòa, thi hành án nhưng không thu hồi được. Riêng khoản nợ của Công ty TNHH Tự Lập, Seaprodex Đà Nẵng đã đưa đơn tố giác cho Cơ quan CSĐT Công an TP.HCM và cơ quan này đã trả lời Công ty TNHH Tự Lập không còn khả năng trả nợ.
Thế nhưng, dù thất thoát vốn nhà nước nhiều nhưng sau cổ phần hóa và sáp nhập lại, ông Trần Tấn Tâm vẫn được bổ nhiệm làm Tổng Giám đốc Seaprodex VN.
Ai phải chịu trách nhiệm?
Theo giải trình của ông Trần Tấn Tâm gửi Bộ NNPTNT, tại thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp để cổ phần hóa (ngày 30.6.2006), tổng công nợ khó đòi của Seaprodex Đà Nẵng là 13,2 tỷ đồng. Ngoài ra, còn có khoản công nợ khó đòi, chậm thu hồi tại chi nhánh TP.HCM khoảng 29 tỷ đồng.
Công ty đã khởi kiện ra tòa và chủ nợ có tài sản thi hành án nên vẫn đưa vào giá trị doanh nghiệp. Theo ông Trần Tấn Tâm, khoản công nợ 9,36 tỷ đồng nằm trong khoản công nợ 13,2 tỷ đồng khó thu hồi. Thế nhưng, tại thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp để cổ phần hóa, Bộ NNPTNT, Bộ Tài chính (Cục Tài chính doanh nghiệp) đã chấp nhận cho loại 9,36 tỷ đồng ra khỏi giá trị doanh nghiệp.
Cũng theo giải trình của ông Trần Tấn Tâm, ông đã dùng hình thức “nuôi nợ” để tiếp tục ký hợp đồng bán hàng với Công ty TNHH Tự Lập chính là để đạt mục đích thu hồi nợ! Theo ông Tâm, ngày ông bàn giao chức Giám đốc Chi nhánh TP.HCM, ông đã giảm được số nợ khó đòi từ Công ty TNHH Tự Lập được gần 288.000USD và 473 triệu đồng! |
Ngay sau tờ “lệnh” đó, Seaprodex VN đã chuyển số tiền “bù thất thoát” này cho Công ty cổ phần XNK Thủy sản Miền Trung. Như vậy, số tiền nợ không thể đòi 9,3 tỷ đồng của Nhà nước coi như mất trắng.
Tuy nhiên, đến ngày 3.12.2012, Bộ trưởng Bộ NNPTNT Cao Đức Phát đã “tuýt còi”, ban hành Văn bản số 3018, ngày 3.12.2012 hủy bỏ quyết định của ông Diệp Kỉnh Tần. Đến lượt các cổ đông bắt đầu phản ứng đòi trả lại tiền đã lỡ mua cổ phiếu của Seaprodex VN.
Sau đó, từ ngày 25 - 28. 12.2012, Ủy ban Kiểm tra Trung ương họp, trong đó kết luận ông Diệp Kỉnh Tần đã thiếu thận trọng trong việc điều hành, giải quyết các vi phạm tại một số doanh nghiệp; có khuyết điểm trong công tác cán bộ, trong cổ phần hóa doanh nghiệp, đầu tư vốn của doanh nghiệp vào bất động sản; yêu cầu ông Tần nghiêm túc kiểm điểm rút kinh nghiệm.
Theo Võ Đức Phúc