Vinamilk trình 4 kiến nghị về phương thức thoái vốn Nhà nước
Nhằm nâng cao hiệu quả của việc thoái vốn nhà nước tại Vinamilk theo đề án Tái cơ cấu Tổng công ty đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC), Vinamilk có 4 đề xuất liên quan đến Lộ trình thoái vốn, giới hạn sở hữu của Nhà đầu tư nước ngoài, phương thức thoái vốn và tiêu chí lựa chọn nhà đầu tư.
- 29-10-2015Bán vốn Nhà nước tại Vinamilk, FPT... để đầu tư xây bệnh viện
- 28-10-2015Ông Đặng Thành Tâm: "Rất tiếc khi bán Vinamilk, FPT... có tiền tôi cũng mua"
- 27-10-2015Cổ phần hoá đã giúp Vinamilk thành doanh nghiệp tỷ đô như thế nào?
- 20-10-2015Giám sát thoái vốn ở Vinamilk
Công ty cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk-VNM) vừa có công văn gửi Thủ tướng Chính phủ, Ủy ban Kinh tế Quốc hội kiến nghị phương thức bán phần vốn Nhà nước tại Vinamilk.
Nhằm nâng cao hiệu quả của việc thoái vốn nhà nước tại Vinamilk theo đề án Tái cơ cấu Tổng công ty đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC), Vinamilk có 4 đề xuất sau:
-Thứ nhất: Lộ trình thoái toàn bộ phần vốn Nhà nước nên sớm được công bố rõ ràng để nhà đầu tư có sự chuẩn bị tốt. Theo đánh giá của Vinamilk, đây là thời điểm thuận lợi để thoái vốn. Ngoài ra, không nên chia quá nhỏ số lượng cổ phần bán mỗi lần thoái vốn, chỉ nên chia số lượng cổ phần của Nhà nước thành không quá 3 đợt, mỗi đợt tối thiểu 10% vốn điều lệ của Vinamilk.
-Thứ hai: Chính phủ nên cho phép nâng giới hạn sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài lên 100% do ngành sữa không phải là ngành nghề nhạy cảm, không ảnh hưởng đến an ninh lương thực. Việc các nhà đầu tư nước ngoài sở hữu đa số tại Vinamilk không đồng nghĩa với việc xóa sổ thương hiệu Việt mà ngược lại sẽ góp phần hỗ trợ Vinamilk trong quá trình tiến ra thị trường quốc tế.
-Thứ ba: Đấu giá là phương thức tốt nhất để đảm bảo công khai, minh bạch và không gây biến động thị trường do số lượng cổ phiếu SCIC đang sở hữu tại Vinamilk lớn. Thêm vào đó, đấu giá cũng cho phép xác định giá khởi điểm theo đúng giá trị thực của Vinamilk. Cần thuê một tổ chức tư vấn tài chính quốc tế chuyên nghiệp để tổ chức đấu giá để đem lại lợi ích cao nhất cho Nhà nước cả về mặt lượng tiền thu được lẫn về mặt hình ảnh và thu hút sự chú ý của nhà đầu tư đối với Việt Nam.
-Thứ tư: Tiêu chí lựa chọn nhà đầu tư tham gia đấu giá mua cổ phần nên được tổ chức tư vấn trao đổi với công ty nhằm đảm bảo hoạt động của Công ty sau khi Nhà nước thoái vốn ngày càng được nâng cao.
Trí Thức Trẻ
Tin tức sự kiện về: Công ty cổ phần Cao su Việt Nam
Xem tất cả >>- SCIC đã "rót" vốn vào những án nào?
- Thoái vốn doanh nghiệp Nhà nước: “Không nên tư duy theo kiểu con anh con tôi”
- Ông Bùi Đức Thụ: Nâng tỷ lệ nhà đầu tư nước ngoài để Vinamilk "được giá"
- TS. Nguyễn Đức Kiên: Không thoái vốn nên ngân sách chỉ còn 45.000 tỷ đồng
- Ông Đặng Thành Tâm: "Rất tiếc khi bán Vinamilk, FPT... có tiền tôi cũng mua"