MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

SCIC đã "rót" vốn vào những án nào?

Chức năng tiếp nhận vốn và thoái vốn của Tổng Công ty Đầu tư Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) được đánh giá khá tốt song chức năng đầu tư lại chưa được thực hiện nhiều.

Đó là đánh giá của Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng khi trả lời chất vấn về vấn đề hiệu quả sử dụng vốn Nhà nước của SCIC trong phiên chất vấn và trả lời chất vấn chiều ngày 17/11.

Trước đó, đại biểu Đỗ Ngọc Niễn (Ninh Thuận) đặt câu hỏi đối với Bộ trưởng Bộ Tài chính liên quan đến việc SCIC sử dụng nguồn tiền thoái vốn vào những lĩnh vực nào, dự án nào và hiệu quả sử dụng vốn ra sao? Đồng thời nêu số liệu chứng minh về việc đầu tư của SCIC và hoạt động thanh tra, kiểm toán đối với doanh nghiệp này.

Doanh thu bán vốn tăng gấp 2,4 lần

Theo thông tin của Bộ trưởng Bộ Tài chính, trong 10 năm qua, số lượng thanh kiểm tra của kiểm toán đối với SCIC là 9 lần kiểm toán độc lập làm theo quy định. Ngoài ra, thanh tra Chính phủ, thanh tra Bộ Tài chính, Kiểm toán Nhà nước, Ủy ban Kiểm tra Trung ương cũng tiến hành thanh, kiểm tra thêm 10 lần.

Trong đó, Ủy ban Kiểm tra Trung ương tiến hành thanh kiểm tra 1 lần vào năm 2010; Kiểm toán Nhà nước có 4 cuộc và năm 2015 vừa công bố về kiện toàn tái cơ cấu DN Nhà nước; Thanh tra Chính phủ tiến hành hai cuộc và Thanh tra Bộ Tài chính tiến hành ba cuộc. Theo đó, các kết luận thanh kiểm tra đã được công bố theo quy định.

Liên quan đến việc tiếp nhận và thoái vốn Nhà nước, Bộ trưởng Dũng cho biết SCIC tiếp nhận vốn Nhà nước tại 980 DN với giá trị sổ sách là 8518 tỷ đồng; bán vốn tại 811 DN. Trong đó hết vốn Nhà nước tại 733 DN; bán bớt cổ phần vốn NN tại 78 DN và bán quyền mua lại ở 9 DN.

“Tổng doanh thu bán vốn đạt 9243 tỷ đồng, trên giá vốn là 3925 tỷ đồng. Như vậy thặng dư bán vốn là 5360 tỷ đồng, tăng gấp 2,4 lần.” - Bộ trưởng Dũng thông tin.

Theo quy định SCIC sẽ hạch toán thặng dư bán vốn vào kết quả kinh doanh, nộp thuế thu nhập DN và trích lập các quỹ đầu tư phát triển. Theo đó, từ năm 2013 trở về trước thì phần lợi nhuận sau thuế còn lại sẽ được trích lập quỹ để tiếp tục bổ sung các quỹ đầu tư phát triển, phần lợi nhuận còn lại sau khi trích lập các quỹ thì SCIC sẽ nộp ngân sách.

SCIC đầu tư còn "khiêm tốn"?

Liên quan đến hoạt động đầu tư của SCIC, Bộ trưởng cho biết hoạt động này chưa có nhiều. Dẫn chứng là đến nay SCIC mới rót vốn khoảng 5 nghìn tỷ đồng vào trái phiếu Chính phủ.

Thứ hai, tham gia đầu tư dự án nhà máy thuốc chữ ung thư với tổng số vốn là 525 tỷ đồng, trong đó vốn chủ sở hữu 157 tỷ đồng. Hiện SCIC đã đóng 77 tỷ đồng, bằng 49% và dự án đang trong quá trình nghiên cứu đầu tư.

Thứ ba là dự án nhà máy nước sông Đà 2, có tổng số vốn là 5551 tỷ đồng, trong đó vốn chủ sở hữu của SCIC là 1665 tỷ và hiện dự án đang hoàn thiện. Ngoài ra, SCIC cũng tham gia mua Cổ phần ngân hàng quân đội…

Theo đánh giá của Bộ trưởng Bộ Tài chính: “Hoạt động đầu tư của SCIC chưa nhiều nhưng chức năng tiếp nhận và thoái vốn tốt”.

Liên quan đến quỹ hỗ trợ sản xuất DN Trung ương mà Chính phủ giao cho SCIC là người giữ hộ, Bộ trưởng cho biết giai đoạn 2011 – 2015 đã thu về quỹ này là 76.564 tỷ.

Trong đó, thu cổ phần hóa là 13.760 tỷ, từ lợi nhuận cổ tức phần từ các DN có vốn Nhà nước là 37.677 tỷ; thu từ tiền lãi và gửi mua trái phiếu Chính phủ là 12.933 tỷ.

Hoạt động chi tập trung vào việc hỗ trợ lao động dôi dư theo quy định, nộp Ngân sách Nhà nước hàng năm và bổ sung vốn Nhà nước tại DN theo quyết định của Thủ tướng.

Cẩm An

Trí Thức Trẻ

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên