Đọc bài này nếu bạn đang cảm thấy cuộc sống nhàm chán, muốn thay đổi nhưng sợ, không biết bắt đầu từ đâu
Hãy viết ra câu trả lời, và nhớ rằng suy nghĩ nhiều lại không hiệu quả bằng việc cứ viết hết những gì có trong đầu bạn.
- 26-10-2016Hỡi bạn trẻ! Cuộc sống này ngắn lắm, nếu đam mê nấu nướng sao lại đi chọn nghề sales?
- 26-10-2016Cuộc sống như resort trong ngôi nhà vườn 4 tầng ở Đà Nẵng
- 25-10-2016Nghiên cứu chứng minh: Càng học cao, lắm tiền thì cuộc sống càng ít hạnh phúc
- 24-10-201620 bài học về cuộc sống khiến bạn chỉ ước giá mà mình biết sớm hơn
"Tôi là một người có tuổi và từng trải, tôi biết rất nhiều điều rắc rối nhưng phần lớn chúng chưa bao giờ xảy ra cả", Mark Twain từng nói để khẳng định những điều chúng ta từng lo sợ khi phải thay đổi đều không đáng sợ như bạn nghĩ.
Nếu bạn lo lắng về việc thay đổi hay bạn chỉ đơn giản trì hoãn nó vì nỗi lo sợ không tên thì đây là liều thuốc cho bạn. Hãy viết ra câu trả lời, và nhớ rằng suy nghĩ nhiều lại không hiệu quả bằng việc cứ viết hết những gì có trong đầu bạn. Viết và không cần sửa lại- hãy tập trung vào số lượng. Dành một vài phút cho mỗi câu trả lời.
1. Xác định cơn ác mộng của bạn- điều tồi tệ nhất có thể xảy ra, nếu bạn thực hiện điều này, những nghi ngờ, lo sợ hay giả thiết nào xuất hiện khi bạn suy nghĩ về những thay đổi mà bạn có thể cần phải thực hiện? Hãy tưởng tượng chúng một cách chi tiết nhất. Nó có chấm dứt cuộc sống của bạn không? Xét trên thang điểm 1-10 thì tác động lâu dài là gì? Những điều này có thực sự ổn định không? Bạn nghĩ nó sẽ xảy ra ở mức nào?
2. Bạn có thể làm gì để khắc phục hậu quả hay làm mọi thứ tiếp tục phát triển, thậm chí nếu chỉ là tạm thời? Thật may mắn là việc này dễ hơn bạn tưởng. Làm thế nào để bạn tiếp tục kiểm soát mọi việc.
3. Những viễn cảnh có thể xảy ra sẽ mang lại kết quả hay lợi ích gì, cả trong nhất thời và dài hạn? Bạn đã được xác định được ác mộng của mình, vậy những kết quả tích cực rõ ràng hoặc hậu quả có thể xảy ra là gì? Là những nhân tố bên trong (sự tự tin, lòng tự trọng…) hay bên ngoài? Xét theo thang điểm 1-10 thì những kết quả này sẽ có tác động như thế nào? Có bao nhiêu khả năng bạn sẽ đạt được ít nhất là kết quả trung bình? Trước đây đã có người nào kém thông minh hơn làm điều này và thành công chưa?
4. Nếu bạn bị sa thải hôm nay thì bạn sẽ làm gì để đảm bảo chi tiêu? Hãy nghĩ đến viễn cảnh này và xem lại 3 câu hỏi trên. Nếu bạn bỏ việc để thử những lựa chọn khác nhưng sau này lại buộc phải quay lại công việc cũ thì bạn sẽ làm thế nào?
5. Bạn đang trì hoãn điều gì vì lo sợ? Thông thường, những việc chúng ta sợ nhất lại là việc ta cần phải làm nhất. Nỗi lo sợ không biết kết quả ra sao đã ngăn cản chúng ta làm việc cần phải làm- một cú điện thoại, một cuộc nói chuyện hay bất kỳ việc gì khác. Xác định trường hợp xấu nhất, chấp nhận và thực hiện nó. Có người nói rằng thành công của một người có thể được đo bằng số cuộc nói chuyện khó chịu mà họ sẵn sàng thực hiện. Cố gắng làm một việc bạn sợ mỗi ngày. Tác giả cuốn sách nổi tiếng Tuần làm việc 4 giờ đã luyện thói quen này bằng cách thử liên lạc để xin lời khuyên từ các ngôi sao hay các doanh nhân nổi tiếng.
6. Bạn sẽ mất gì- cả về tài chính, tinh thần và thể lực nếu trì hoãn hành động? Đừng chỉ đánh giá những mặt tiêu cực tiềm ẩn của hành động. Đánh giá chi phí của việc không hành động cũng không kém phần quan trọng. Nếu bạn không theo đuổi những thứ bạn yêu thích thì một năm, năm năm hay 10 năm nữa bạn sẽ ở đâu?
Bạn sẽ thấy thế nào nếu để hoàn cảnh điều khiển mình và dành 10 năm hay hơn nữa trong khoảng thời gian có hạn của cuộc đời để làm một việc mà bạn biết chắc 100% rằng đó là con đường đáng thất vọng và hối tiếc, và nếu chúng ta định nghĩa rủi ro là "khả năng xảy ra kết quả tiêu cực không thể thay đổi được", thì khi đó, không hành động gì chính là rủi ro lớn nhất.
7. Bạn đang chờ đợi điều gì? Nếu bạn không thể trả lời câu hỏi này mà không phải sử dụng đến khái niệm đã bị loại bỏ trước đó về việc chọn thời điểm đúng lúc, thì câu trả lời rất đơn giản: Bạn đang lo sợ, cũng giống phần lớn con người trên thế giới này. Hãy xác định chi phí của việc không hành động, nhận thức xác suất thấp và khả năng có thể khắc phục những sai lầm, và tạo lập thói quen quan trọng nhất dẫn tới thành công, đó chính là: Hành Động.
Trí thức trẻ/CafeBiz