MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Đọc hơn 300 cuốn sách trong suốt 7 năm, tôi nhận ra 8 bài học đắt giá về "kho tri thức nhân loại": Đọc nhiều, nhưng chọn nhầm loại sách, chìm đắm trong ảo tưởng thì bạn chỉ mãi dậm chân tại chỗ mà thôi

21-02-2019 - 22:46 PM | Sống

Warren Buffett khuyên muốn thành công bạn nên đọc 500 trang sách mỗi ngày. Nhưng chỉ đọc sách mà không hiểu, không hành động, chắc chắn bạn không thể chạm tay vào cánh cửa của thành công.

Những người thành công nhất trên thế giới như Warren Buffett, Bill Gates đều khuyên bạn nên đọc sách nếu muốn thành công. Nhưng thực tế cho thấy rằng, không phải ai đọc nhiều sách cũng có thể làm nên chuyện lớn. Những cuốn sách có thể chứa đựng rất nhiều tri thức, kinh nghiệm sống hữu ích, nhưng chúng sẽ mãi chỉ là những trang giấy nếu như bạn đọc mà không hiểu, không làm... Nguy hiểm hơn, khi bạn chọn nhầm sách để đọc, bạn vừa mất thời gian, vừa thu được chỉ là những thứ vô giá trị, thậm chí còn khiến bạn lạc lối. 

Rõ ràng, đọc sách không phải bí quyết để đảm bảo cho thành công. Kể từ năm 2011, tôi đã đọc tổng cộng 300 cuốn sách, cả online lẫn mua sách cứng, đủ mọi chủ đề từ Phật giáo đến kinh doanh, triết học… 90% trong số đó là phi hư cấu, tức là xuất phát từ thực tế và phản ánh rất đúng thực tế. 

Và đây chính là 8 điều tôi rút ra được sau ngần ấy năm miệt mài tích lũy từ những cuốn sách:

1. Những cuốn sách hay thật sự rất hiếm, vì thế chúng là vô giá

Có hai kiểu sách hay, và chúng đều rất hiếm. Thứ nhất là sách có nội dung hay. Chúng đem đến thông điệp nhất quán, bài viết đủ hay và và đủ thuyết phục người đọc làm theo. Thứ hai là thiết kế tốt. Chưa cần biết nội dung bên trong như thế nào nhưng chúng được trình bày rất đẹp, thậm chí thông điệp thể hiện không cần con chữ.

Tất nhiên, cuốn sách có được cả hai là tuyệt phẩm, và chắc chắn nó rất hiếm. Nếu phải lựa chọn, tất nhiên tôi thích những cuốn sách kiểu thứ nhất hơn.

2. Ngược lại: Có rất nhiều cuốn sách vô giá trị ngoài kia

Nhiều cuốn sách được việt bởi những doanh nhân, người đứng đầu “tổ chức” hay là các “chuyên gia”. Họ biến doanh nghiệp của họ thành tầm vĩ mô và cuốn sách tổng hợp tất cả những kinh nghiệm thực tế, ghi chép của người khác để xào xáo chúng thành của họ.

Hầu hết những cuốn sách này được bày bán ở các cửa hàng tại sân bay. Đáng buồn là tôi đã đọc một lượng lớn những cuốn sách như này trước khi nhận ra chúng chẳng đem lại lợi ích gì cho bản thân. Tôi chán ngấy đến mức vứt bỏ chúng như cách chia tay một kẻ hay hứa hẹn nhưng đến việc gấp gọn quần áo cũng chẳng làm được vậy.

3. Đọc sách không phải một bí quyết để đảm bảo thành công

Đọc hơn 300 cuốn sách trong suốt 7 năm, tôi nhận ra 8 bài học đắt giá về kho tri thức nhân loại: Đọc nhiều, nhưng chọn nhầm loại sách, chìm đắm trong ảo tưởng thì bạn chỉ mãi dậm chân tại chỗ mà thôi - Ảnh 1.

Đã có rất nhiều nghiên cứu chỉ ra tác động tích cực của việc đọc sách lên não bộ cũng như lời khuyên của những người thành công rằng nên đọc sách nhiều hơn.

Và rồi tôi nhận ra có rất nhiều người đang cố gắng để thành công – thậm chí là đang chèo lái việc kinh doanh để đạt được thành công – cũng oang oang rằng họ đọc rất nhiều. Nhưng đó là một sự vô nghĩa.

Sự thật là vẫn có những người thành công đọc nhiều sách, nhưng đọc sách không phải bí quyết làm nên thành công. Ví dụ điển hình là chính tôi đây.

Tôi bắt đầu xây dựng doanh nghiệp riêng của mình vào năm 2015. Thời điểm đó, tôi đã đọc hàng chục cuốn sách về tiếp thị và kinh doanh, phân khúc khách hàng, bán hàng… Nhưng thời điểm quan trọng nhất là lúc tôi phải đưa ra quyết định, thì tất cả lại chỉ nằm ở chính tôi với những kinh nghiệm thực tế của chính mình. Và sẽ rất nhiều lần bạn nhận ra, không có bất kỳ cuốn sách nào có thể dạy bạn nếu bạn không tự mình thực hiện, trải nghiệm điều đó.

Doanh nhân Gary Vaynerchuk đã viết một tác phẩm tuyệt vời về điều này, trong đó ông có chỉ ra: “Bạn cần đọc bao nhiêu cuốn sách từ những ‘chuyên gia’ này trước khi thực sự hành động? Bạn có thể đọc rất nhiều nhưng đến một thời điểm nào đó, điều duy nhất bạn cần làm chỉ là hiện thực hóa nó. Nên hãy ngừng là một học sinh”.

4. Nếu bạn đọc để phát triển, hãy đọc để tìm câu trả lời cho các câu hỏi

Từ sách chữa bệnh đến các sách kỹ thuật, đây là một nguồn kiến thức tuyệt vời cho bạn trả lời vô vàn những câu hỏi cụ thể. Khi bạn đã có đủ câu trả lời để hành động, hãy ngừng đọc và bắt đầu thực hiện. Nếu không, nó sẽ trở thành một bài học lý thuyết rất phí phạm.

5. Lắng nghe những người đã thật sự trải nghiệm

Các cuốn sách yêu thích của tôi hầu hết là những cuốn tự truyện và hồi ký từ những người tôi ngưỡng mộ như Zero to One (Thiel), Big Magic(Gilbert), Fashion is Spinach (Hawes), The Hard Thing About Hard Things(Horowitz) và Man’s Search for Meaning (Frankl)…

Từ những cuốn tự truyện đó, tôi hiểu được tiểu sử của một con người. Tôi muốn thử trở thành họ, làm quen với họ, tập suy nghĩ theo lối của họ… Đó là một trải nghiệm tâm lý tuyệt vời.

Những cuốn sách phi tự truyện tôi yêu thích cũng có lối tư duy rất vững chắc như Rewook và The Law of Success (Hill).

6. Bối cảnh và thời gian quan trọng nhất trong việc đọc sách

Có thể bạn thích một cuốn sách nào đó và đã cầm chúng trên tay rồi, nhưng bạn chỉ “chưa sẵn sàng” để đọc hay chưa có thời gian.

Một anh chàng tôi từng hẹn hò đã cho tôi mượn bản sao chép cuốn Sartre’s Nausea nhưng không quên cảnh báo “anh nghĩ hiện giờ em chưa đọc được đâu”. Anh ấy đã đúng, tôi không thể hoàn thành cuốn tiểu thuyết triết học đó.

Điều này cũng đúng với triết lý chung thôi. Khi tôi mới 20, tôi chưa có đủ kiến thức cũng như kinh nghiệm. Đọc cuốn sách giống như bước vào một cuộc tranh luận sôi nổi với những từ ngữ vĩ mô và bối cảnh tôi không thể hiểu nổi. Nhưng khi tôi trở lại với triết học vài năm sau, với những câu hỏi rất cụ thể mà tôi muốn có câu trả lời, tôi đã có một trải nghiệm hiệu quả hơn nhiều.

7. Không có văn bản nào có thể hoàn toàn khách quan

Đọc hơn 300 cuốn sách trong suốt 7 năm, tôi nhận ra 8 bài học đắt giá về kho tri thức nhân loại: Đọc nhiều, nhưng chọn nhầm loại sách, chìm đắm trong ảo tưởng thì bạn chỉ mãi dậm chân tại chỗ mà thôi - Ảnh 2.

Các tác giả sách cũng là người bình thường thôi, và bởi vậy hãy cẩn thận với những gì bạn đọc.

Bất cứ quan điểm của bạn là gì, chắc chắn sẽ tìm được một cây bút cùng quan điểm. Bạn cần biết rằng, có những nhà văn nữ quyền nhưng cũng có những người phân biệt giới tính. Có những cây bút từ mọi tầng lớp, đến từ mọi lĩnh vực và bởi thế, cuốn sách của họ sẽ mang đậm quan điểm của riêng họ, với những kinh nghiệm sống của họ.

Ở đây bạn không thể khẳng định điều gì là đúng hay sai. Một người đọc thông thái luôn phải nhớ kỹ điều này trong khi đọc, đặc biệt là khi chúng ta tìm kiếm câu trả lời của câu hỏi về câu hỏi và đã có ý tưởng về câu trả lời mà chúng ta muốn.

8. Đọc là một chuyến hành trình cá nhân

Một trong những người bạn thân của tôi đã mê mẩn cuốn "Milk and Honey" của Rupi Kaur đến nỗi giới thiệu nó cho tôi với lòng nhiệt tình vô bờ. Tôi cũng đã đọc qua nửa tác phẩm và tất cả những gì tôi nhận lại là sự thất vọng đến mức có thể lấp đầy đôi mắt háo hức trước đây của cô ấy. Cuốn sách đó không dành cho tôi.

Một cuốn sách có hợp với bạn hay không, cần xét nhiều yếu tố. Đó có thể là cá tính, giá trị cá nhân, bối cảnh hay chỉ là tâm trạng… Đọc sách có thể là một lối thoát thú vị, nếu đó là những gì chúng ta muốn. Nó cũng có thể là phần thưởng trí tuệ - nhưng chỉ khi được tiếp cận theo cách hỗ trợ, thay vì làm chúng ta mất tập trung khỏi sự phát triển của mình.

Hà Lê

Medium

Trở lên trên