Độc tố Botulinum cực kỳ nguy hiểm: Nếu ăn phải, những bộ phận nào sẽ bị tấn công?
Theo Sở Y tế TP.HCM hai bệnh nhân đang cấp cứu với bệnh cảnh nhược cơ, suy tuần hoàn, suy hô hấp sau khi ăn pate chay nghi do độc tố botulinum trong pate chay.
- 25-03-2021Suốt 7 năm đi học không bị chấm điểm và những điều thú vị về nền giáo dục của "quốc gia hạnh phúc" Na Uy
- 25-03-20214 thiên đường biển cực hoang sơ mà bạn phải ghé thăm dịp hè này, team muốn trốn nóng gần Sài Gòn không nên bỏ qua!
- 25-03-2021Vợ chồng Harry tiếp tục bị bóc mẽ nói dối trong cuộc phỏng vấn, Thái tử Charles trở thành "máy rút tiền" của con trai
Botulinum là gì?
Vi khuẩn Clostridium botulinum gây ra ngộ độc độc tố botulinum là vi khuẩn hình que, sống trong môi trường không có hoặc rất ít oxy, có thể di động và sinh nha bào (thể ngủ, tổn tại được trong điều kiện khắc nghiệt về thời tiết, khí hậu).
Nha bào có thể tồn tại trong đất ẩm, không khí, một ít trong ruột các loài hải sản, chịu đựng được đến vài giờ nếu đun sôi ở 100oC. Ngược lại, độc tố lại dễ bị phá hủy bằng nhiệt, nếu nấu ăn ở 80°C trong 30 phút là có thể an toàn tránh được ngộ độc.
ThS. BS Khâu Minh Tuấn - Phụ trách khoa Cấp Cứu Tổng Hợp, Bệnh viện Nhân Dân 115 cho biết, độc tố botulinum là một chất gây độc thần kinh, làm liệt cơ. Clostridium botulinum tạo ra 8 loại độc tố thần kinh khác nhau (từ type A đến type H).
Năm trong số các độc tố (loại A, B, E, F và hiếm gặp là H) ảnh hưởng đến con người. Độc tố botulinum type A và B là các protein độc lực cao, có khả năng đề kháng với sự phân hủy của axit dịch vị và các men phân hủy protein trong hệ tiêu hóa.
Con người có thể ngộ độc botulinum bằng nhiều cách thức khác nhau: ngộ độc qua thực phẩm chứa độc tố hoặc nha bào của vi khuẩn, qua vết thương nhiễm khuẩn Clostridium botulinum, chúng tiết ra độc tố gây bệnh, hay hít phải nha bào trong không khí, hoặc ngộ độc bởi nhân viên y tế khi sử dụng quá liều độc tố botulinum (thường được tiêm trong thẩm mỹ).
Ngộ độc botulinum ở trẻ em xảy ra khi trẻ ăn, uống phải nha bào của vi khuẩn, sau đó sinh sôi trong ruột.
Độc tố được hấp thu chủ yếu ở tá tràng và hỗng tràng, theo máu đến hệ vận động của các dây thần kinh ngoại biên, các đầu mút dây thần kinh phó giao cảm và các hạch tự động, sau đó, thâm nhập vào bên trong tế bào thần kinh, làm gián đoạn hoạt động của các hệ thống này.
Trung bình từ 12 – 36 giờ hoặc có thể vài ngày sau khi ăn phải các loại thức ăn bị nhiễm này, con người hay động vật sẽ bị ngộ độc. Việt Nam không có thuốc giải độc tố botulinum nên trong đợt ngộ độc năm 2020, Tổ chức Y tế thế giới phải cung cấp thuốc giải độc tố cho Việt Nam. Thuốc giải này có giá 16 nghìn USD và hoàn toàn do WHO cung cấp.
Dấu hiệu ngộ độc botulinum
Khi nhiễm độc botulinum, bệnh nhân thường có các triệu chứng là nhìn đôi, nhìn mờ, sụp mi mắt, nói ngọng, nuốt khó, khô miệng và yếu cơ. Trẻ em bị ngộ độc botulinum biểu hiện mệt mỏi, ăn (bú) kém, táo bón, khóc yếu và trương lực cơ giảm.
Tất cả những triệu chứng này đều là biểu hiện của liệt cơ gây ra bởi độc tố vi khuẩn. Nếu không điều trị, người bệnh có thể tiến triển dần yếu liệt tay chân và toàn thân.
Trong ngộ độc botulinum từ thực phẩm, triệu chứng thường khởi phát từ 18 đến 36 giờ sau khi ăn uống thực phẩm nhiễm khuẩn, nhưng cũng có thể xuất hiện sớm sau 6 giờ hoặc muộn hơn sau 10 ngày. Nếu bệnh trầm trọng, cơ hô hấp cũng bị tổn thương dẫn đến suy hô hấp và tử vong nhanh chóng nếu không được hỗ trợ hô hấp, thở máy.
Khi bị ngộ độc botulinum mặc dù được điều trị tích cực, tình trạng liệt vẫn kéo dài vài tháng, thậm chí có thể liệt không hồi phục.
Ngoài việc xâm nhập vào cơ thể qua đường ăn uống, bào tử vi khuẩn C. botulinum còn có thể xâm nhập qua các vết thương ngoài da không được giữ sạch. Khi vết thương liền miệng tạo ra môi trường yếm khí thì các bào tử có thể tái hoạt sản sinh ra chất độc botulinum dẫn tới ngộ độc.
Khác với người lớn, trong đường ruột của trẻ nhũ nhi, bào tử vi khuẩn này cũng có thể phát triển (do ăn phải thức ăn bị nhiễm bào tử không đóng hộp) dẫn tới ngộ độc.
Đề phòng ngộ độc độc tố botulinum, bác sĩ Tuấn khuyến cáo người dân nên giữ gìn vệ sinh thực phẩm, ăn những loại thức ăn đã được nấu chín.Độc tố botulinum bị phân hủy ở nhiệt độ cao nên thức ăn đóng hộp cần nấu sôi khoảng 10 phút trước khi ăn để đảm bảo an toàn.
Người dân tránh ăn những thức ăn đóng hộp làm bằng tay không có công nghệ tiệt trùng. Rửa sạch các vết thương ngoài da sau khi bị thương, bôi các loại dung dịch sát khuẩn lên vết thương và yêu cầu chăm sóc y tế trong quá trình điều trị sau đó.
Doanh nghiệp và Tiếp thị