Đọc xong câu chuyện này bạn sẽ chẳng còn sợ stress nữa, mà thậm chí lại thích nó hơn
Đối với nhiều người, stress là một thứ thật ghê gớm, thế nhưng Tiger Wood từng nói: "Ngày tôi không cảm thấy lo lắng chính là ngày tôi từ bỏ", stress mang lại cho bạn lợi ích, chỉ là bạn chưa nhận thấy nó mà thôi.
- 04-01-2017Giảm stress ngay chỉ trong 1 phút không khó như bạn tưởng
- 05-12-2016Ai thường xuyên bị stress, hãy thử ngay 4 tựa game "đỉnh của đỉnh" này
- 27-11-2016Chỉ là tắm thôi nhưng nếu không biết cách thì chẳng tốt cho da và giảm được stress đâu!
Helen thấy như lồng ngực mình sắp nghẹt thở. Cô luôn sợ hãi khi nghĩ đến buổi họp này – nhưng cô phải nói với cấp trên về khối lượng công việc đồ sộ của mình.
Cấp trên của Helen không phải là một người dễ cảm thông. Cô sợ rằng nếu lên tiếng sẽ phải chịu hậu quả nặng nề. Nhưng công việc bận rộn cùng áp lực của nó khiến cô gần như không còn thời gian cho bản thân.
Khi chỉ còn 5 phút nữa là cuộc họp bắt đầu, Helen nhớ lại: Sự căng thẳng như thế này thực ra lại là nguồn động lực giúp cô có được những gì mình muốn.
Cô hít thở thật sâu
Helen nhắm mắt lại và hít vào rồi thở ra thật chậm rãi. Cô để cho sự chú ý di chuyển theo nhịp thở, vào rồi ra. Cô lặp lại chu trình này thêm 2 lần nữa.
Ngay lập tức cô cảm nhận được sự khác biệt. Tại sao? Vì cô đã thay đổi trạng thái tâm lý của mình, đặc biệt là hoạt động của một chất có tên là norepinephrine trong não bộ, một phần của phản ứng cơ thể khi đối phó với stress.
Chất dẫn truyền thần kinh này được tạo ra ở nhân lục trong não, và có đặc tính là rất nhạy cảm với lượng CO2 trong máu của bạn. Vì cách bạn hít thở sẽ quyết định lượng CO2 trong máu, điều này có nghĩa là Helen có thể tác động trực tiếp đến lượng norepinephrine trong não của mình.
Những vận động viên hàng đầu hiểu được sức mạnh của tâm trí. Chẳng hạn, tay golf Tiger Woods đã từng nói, “Ngày tôi không cảm thấy lo lắng chính là ngày tôi từ bỏ”. Vấn đề là phải tìm ra cách điều chỉnh đúng mức độ lo lắng. Khi Helen hít thở, cô đã kiểm soát được nguồn năng lượng tinh thần này để kéo mình lại điểm tĩnh tại: không qua thư thái, cũng không quá căng thẳng. Cô thầm nghĩ “Mình cảm thấy rất phấn khích”.
Helen nhớ lại một lần khác cô thấy tim đập loạn nhịp, bụng thắt lại, miệng khô khốc và mồ hôi vã ra. Nhưng đó là một kỷ niệm vui vẻ - cô được trao một giải thưởng chuyên môn tại một triển lãm thương mại.
Biểu hiện trên cơ thể của sự phấn khích và stress là như nhau. Cách duy nhất để phân biệt hai cảm xúc là nhờ hoàn cảnh mà ta thấy phát sinh những biểu hiện này.
Vì thế Helen quyết định sẽ coi sự lo lắng trước buổi họp như thể đó là dấu hiệu của sự phấn khích. Cô tự bảo với mình là rất phấn khích khi sắp được nói chuyện với cấp trên. Theo cách này, Helen đã biến một cảm xúc (lo lắng) thành một cảm xúc khác (phấn khích).
Và cô lại cảm thấy tự tin
Khi cảm thấy bị đe dọa và lo lắng, chúng ta có xu hướng co vai và khiến thân mình nhỏ lại. Khi cảm thấy tự tin, ta thường đứng thẳng, ngẩng cao đầu và khiến tư thế của cơ thể như lớn thêm ra.
Nhưng nghiên cứu cho thấy chúng ta có thể đánh lừa bộ não để mình cảm thấy tự tin bằng cách “giả vờ” áp dụng tư thế có liên quan đến sự tự tin và dám đương đầu với thử thách.
Helen giang rộng vai, ngẩng cao đầu và nghĩ về sự hăng hái mình vừa có được, rồi bước vào văn phòng của cấp trên lúc 10 giờ sáng.
Điều gì đã xảy ra?
Cấp trên của Helen hóa ra lại là người cảm thấy hoảng sợ. Ông không muốn mất một nhân viên như Helen. Sự bình tĩnh nhưng mạnh mẽ của cô gợi cho ông nhớ về tầm quan trọng của cô trong nhóm mình.
Và ông mỉm cười nói với Helen: “Được rồi, giờ cô muốn tôi làm gì để giải quyết vấn đề khối lượng công việc của cô hả Helen?”.
Trí thức trẻ