MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Đòi 340 tỷ bồi thường cho căn nhà 50m2, sau 16 năm chủ nhà nhận kết đắng: Sống gần bãi rác, cuộc sống toàn bi kịch

15-09-2024 - 10:15 AM | Sống

Cuộc sống của chủ nhân căn nhà khiến nhiều người thấy xót xa.

Đòi 340 tỷ bồi thường cho căn nhà 50m2, sau 16 năm chủ nhà nhận kết đắng: Sống gần bãi rác, cuộc sống toàn bi kịch- Ảnh 1.

01

Năm 2008, lãnh đạo thành phố Thiên Tân (Trung Quốc) lên kế hoạch cải tạo khu mới Binhai và phố cổ thành một địa điểm du lịch. Để hoàn thành mục tiêu này, các hộ gia đình sống trong khu vực có liên quan được yêu cầu phá dỡ và nhận bồi thường.

Phía chủ đầu tư đưa ra điều kiện bồi thường hấp dẫn nên nhiều hộ gia đình đã đồng ý chuyển đi ngay. Nhưng còn một vài hộ vẫn cảm thấy chưa thoả đáng với số tiền bồi thường phá nhà, trong đó có gia đình dì Trương. Gia đình dì Trương có điều kiện kinh tế bình thường. Những năm cuối đời, dì sống trong căn nhà rộng khoảng 50m2.

Dưới sự tư vấn từ người thân và bạn bè, ban đầu dì Trương chỉ yêu cầu nhận bồi thường 1 triệu tệ (3,4 tỷ đồng), sau đó dì dần dần nâng giá lên. Chủ đầu tư đã thương lượng nhiều lần với dì Trương, cuối cùng họ đề nghị phí bồi thường là 3 triệu tệ (10,3 tỷ đồng).

Tuy nhiên, chủ đầu tư không khỏi bất ngờ khi dì Trương đòi tăngphí bồi thường lên đến 100 triệu tệ (340 tỷ đồng). Đối mặt với mức giá cao ngất trời của dì Trương, đội thi công chọn cách sửa lại bản vẽ, bỏ qua việc phá dỡ và di dời cho nhà dì.

Đòi 340 tỷ bồi thường cho căn nhà 50m2, sau 16 năm chủ nhà nhận kết đắng: Sống gần bãi rác, cuộc sống toàn bi kịch- Ảnh 2.

Dì Trương liên tục đưa ra mức phí bồi thường cao ngất trời (Ảnh minh hoạ)

Cho đến khi thấy dự án đã được bắt tay xây dựng, các căn nhà xung quanh dần được phá bỏ thì dì Truơng mới vội vàng liên hệ lại với phía chủ đầu tư. Tuy nhiên, về cơ bản thì mọi kế hoạch thi công đã hoàn tất, do đó chủ đầu tư không thể đồng ý với yêu cầu của dì Trương.

Nhiều thập kỷ trôi qua, những căn hộ dân xung quanh đã chuyển đi hết, chỉ còn nhà dì Trương vẫn nằm ở giữa  khu vực thi công. Nhiều gia đình đã dùng tiền đền bù bất động sản để mua nhà mới, giờ giá nhà đã tăng lên hàng chục ngàn tệ. Còn con nhà của dì Trương thì bị ngắt điện nước, môi trường sống xung quanh khắc nghiệt và còn ở cạnh bãi rác. Do kinh tế gia đình sa sút nên dì chỉ có thể kiếm sống bằng nghề nhặt rác.

02

Cụm từ "ngôi nhà đinh" (nail house) được sử dụng để chỉ những ngôi nhà, tòa nhà không chịu giải tỏa ở Trung Quốc. Gọi những căn nhà này là "nhà đinh" vì giống như những chiếc đinh không thể gỡ ra.

Vì nhiều lý do, một số người dân từ chối hợp tác trong quá trình phá dỡ bất động sản. Cuối cùng, tất cả những căn nhà sống xung quanh đều bị phá bỏ, chỉ còn lại căn nhà của gia đình họ bị mắc kẹt ở đó.

Về phía dì Trương, lòng tham đã khiến dì mất đi cơ hội dọn nhà đi và nhận được khoản tiền bồi thường lớn. Lòng tham khiến dì đánh mất bình tĩnh, chỉ nhìn thấy việc có thể gây sức ép lên chủ đầu tư mà không biết rằng bản thân đang rơi vào thế yếu.

Dưới sự xúi giục của họ hàng và bạn bè, hết lần này đến lần khác dì Trương đưa ra yêu cầu bồi thường chỉ biết lợi cho mình. Việc theo đuổi lợi ích cá nhân quá mức không chỉ gây tổn hại đến lợi ích lâu dài của chính mình mà còn tác động tiêu cực đến xã hội.

Đòi 340 tỷ bồi thường cho căn nhà 50m2, sau 16 năm chủ nhà nhận kết đắng: Sống gần bãi rác, cuộc sống toàn bi kịch- Ảnh 3.

Những "ngôi nhà đinh" không chịu di dời gây khó khăn cho nhiều dự án phát triển của thành phố (Ảnh minh hoạ)

Nhìn lại cuộc đời của dì Trương, nhiều người không khỏi cảm thấy tiếc nuối. Nếu dì có thể giữ được sự tỉnh táo ban đầu và không bị lòng tham làm mờ mắt thì có lẽ cuộc sống sau này của gia đình dì đã khác. Trường hợp của dì Trương cũng là lời cảnh tính cho mỗi người khi đối mặt với sự cám dỗ của tiền bạc. Chúng ta phải bám sát vào tình hình thực tế, để đưa ra quyết định sáng suốt nhất, không chỉ phù hợp với bản thân mà còn là cho đối phương.

Ở diễn biến khác, sau khi câu chuyện của dì Trương được chia sẻ rộng rãi thì đã nhận được sự quan tâm rất lớn. Bên cạnh những lời chỉ trích gia đình, một số người bày tỏ góc nhìn khác là sự gia tăng của những "ngôi nhà đinh" như gia đình dì Trương còn cho thấy nhận thức ngày càng cao của người dân về tầm quan trọng trong việc bảo vệ quyền, lợi ích của mình trước các dự án phá dỡ bất động sản. Trước đó, nhiều chủ nhà sau khi rời đi đã tâm sự rằng họ hối hận vì đã ký vào bản thoả thuận phá dỡ nhà vì không nhận được tiền đền bù bất động sản xứng đáng.

Suy cho cùng, sự phát triển của thành phố của thành phố không thể bị cản trở vì lòng tham cá nhân, nhưng càng không thể bỏ qua quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân để đánh đổi hoàn thành mục tiêu.

Nhiều người kiến nghị để khắc phục tình trạng trên thì cần bên thứ 3 tiến hành đánh giá toàn diện khu vực bị phá dỡ, thiệt hại của người dân và lợi ích của việc phát triển đô thị. Điều này không chỉ đảm bảo người dân như dì Trương nhận được bồi thường hợp lý mà còn giúp công ty xây dựng có cơ sở rõ ràng hơn để kiểm soát chi phí.

Theo Toutiao

Theo Nguyệt

Nhịp sống thị trường

Trở lên trên