MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Đòi đền bù 13 tỷ đồng không thành, chủ nhà sống 8 năm không điện, nước giữa đường 2 chiều: Căn nhà trở thành nút thắt ùn tắc giao thông

17-01-2024 - 14:40 PM | Sống

Từ chối nhận khoản tiền đền bù 840.000 NDT, gia đình này nhận về toàn những phiền phức.

Gia đình đòi đền bù đến 13,7 tỷ đồng

Vụ việc này xảy ra vào năm 2002 tại căn nhà số 2, làng Thượng Gia Lâu, thị trấn Thái Dương, quận Triều Dương, Trung Quốc, nơi gia đình ông Trương Trường Phúc sinh sống. Trước thời điểm 1 loạt biến cố xảy ra, khu vực này chỉ được xem là ngoại ô của Bắc Kinh.

Đòi đền bù 13 tỷ đồng không thành, chủ nhà sống 8 năm không điện, nước giữa đường 2 chiều: Căn nhà trở thành nút thắt ùn tắc giao thông - Ảnh 1.

Ông Trương Trường Phúc nhất quyết từ chối số tiền đền bù theo quy định của chính quyền

Tuy nhiên, đến 2002, chính quyền địa phương có kế hoạch mở rộng, phát triển đô thị. Khu vực làng Thượng Gia Lâu nằm trong diện quy hoạch nên toàn bộ người dân buộc phải di dời.

Khi nhận được thông tin này, đa phần người dân trong làng đều vui mừng. Bởi đối với nhiều người, đây là cơ hội được chuyển đến căn nhà khang trang và sạch sẽ hơn.

Sau khi có quyết định chính thức, 229 hộ dân trong làng vui vẻ ký xác nhận và nhận tiền đền bù. Duy nhất, gia đình ông Trương Trường Phúc từ chối di dời.

Theo đó, tiền đền bù được tính toán dựa trên diện tích ghi trên giấy chứng nhận đất của từng hộ gia đình với mức giá 5.000 NDT/m2 (khoảng 17 triệu đồng/m2). Ngoài ra, tùy theo hoàn cảnh gia đình, người dẫn cũng sẽ được mua nhà tái định cư với mức giá thấp hơn rất nhiều. Theo Sohu, ở thời điểm đó, giá đất được chính quyền đưa ra không hề thấp so với mặt bằng chung. Tuy nhiên, vợ chồng ông Trương vẫn không đồng ý với mức giá này.

Khi chính quyền đến gặp gia đình và thuyết phục để có thể nhanh chóng phá dỡ, ông Trương đã đưa ra một yêu cầu khó ai có thể chấp nhận. “Tôi muốn nhận số tiền đền bù là 4 triệu NDT (13,7 tỷ đồng) và 3 căn nhà. Nếu không, tôi sẽ không bao giờ cho phép phá dỡ”.

Trên thực tế, theo danh sách, gia đình ông Trương sẽ nhận được 840.000 NDT (2,8 tỷ đồng). Vì con gái ông chưa kết hôn nên có thể được mua 2 căn nhà tái định cư với mức giá rẻ, trong khi những gia đình bình thường chỉ có thể mua một căn.

Căn nhà nằm giữa đường lớn hứng chịu đủ mọi phiền phức

Sau khoảng 6 tháng sau kể từ ngày ký vào quyết định di dời, người dân trong làng dần chuyển đến nơi ở mới. Duy nhất gia đình ông Trương vẫn ở lại. Theo Sohu, thay vì nhận được tiền, vợ chồng này lại nhận về toàn những thứ bất tiện.

Đòi đền bù 13 tỷ đồng không thành, chủ nhà sống 8 năm không điện, nước giữa đường 2 chiều: Căn nhà trở thành nút thắt ùn tắc giao thông - Ảnh 2.

Vì những người dân khác trong làng đã di dời theo quy định và công việc phá dỡ cũng được tiến hành. Để đảm bảo an toàn, điện nước của khu vực này đã bị cắt. Vào mùa hè nóng bức, nhưng vợ chồng ông Trương sống trong căn nhà lụp xụp hoàn toàn không có quạt mát. Họ cũng chẳng có nước để tắm rửa hay giặt giũ. Hệ thống thoát nước cũng được làm lại cho phù hợp nên khu vực sinh sống của hộ gia đình này vô cùng ô nhiễm. Không những thế, vì nằm giữa đường lớn, gia đình ông Trương còn phải chịu đựng tiếng ồn, khói bụi.

Việc xây dựng một con đường 8 làn xe phải chuyển thành đường 2 chiều. Hàng ngày vào giờ cao điểm, nút thắt đoạn khu vực nhà ông Trương thường xảy ra ùn tắc giao thông. Những người lái xe qua đầy đều phàn nàn tại sao chính quyền lại để căn nhà nằm giữa lòng đường thế này.

Phải sau 8 năm, để giảm thiểu những bất cập trong việc đi lại của người dân, chính quyền quận Triều Dương đã ban hành lệnh cưỡng chế, phá dỡ nhà đối với ông Trương Trường Phúc. Ngày 18/12/2010, cảnh sát, đội thi công và các bên liên quan khác lần lượt có mặt và thi hành lệnh cưỡng chế phá dỡ.

Đòi đền bù 13 tỷ đồng không thành, chủ nhà sống 8 năm không điện, nước giữa đường 2 chiều: Căn nhà trở thành nút thắt ùn tắc giao thông - Ảnh 3.

Cuối cùng, ngôi nhà của gia đình này nhanh chóng bị phá bỏ. Con đường Thụ Quang Tây bị phong tỏa một đoạn gần 8 năm cuối cùng cũng được thông làn. Về phía gia đình ông Trương, dù bị cưỡng chế phá dỡ nhưng tòa án không tước đi quyền lợi hợp pháp của họ. Gia đình này vẫn có quyền nhận tiền bồi thường phá dỡ và họ có thể tiến hành thủ tục tố tụng tại tòa án hoặc xem xét lại hành chính.

Tất nhiên, sau khi mất đi ngôi nhà của chính mình, gia đình ông Trương cũng hiểu rằng họ không còn tư cách để thương lượng với các nhà phát triển hoặc cơ quan chính quyền. Cuối cùng, gia chủ chỉ có thể chọn chấp nhận khoản đền bù phá dỡ 840.000 NDT và vội vàng chuyển đi.

Theo Sohu

Đinh Anh

Nhịp sống thị trường

Trở lên trên