Đối lập với Nữ nhi quốc, đây là nơi chỉ có đàn ông sống: Cấm nữ giới lui tới, khách du lịch ghé thăm phải kiểm tra giới tính
Phụ nữ phải cách xa khu vực này ít nhất 50m. Thậm chí ngay cả trẻ em, động vật giống cái và đàn ông không có râu cũng bị cấm.
- 10-04-2023Ngôi nhà 1000m2 bị hố bùn 'nuốt chửng' vì muốn được đền bù 34 tỷ đồng: Bị cắt cả điện nước, khiến dự án dẫn nước quốc gia phải 'chuyển hướng'
- 03-04-2023Phát hiện một quốc gia thú vị trên thế giới, nơi người dân có thể ngủ bất cứ khi nào – Các chuyên gia bó tay, không lý giải nổi!
- 21-03-2023'Nữ nhi quốc' trong đời thực: Người phụ nữ có quyền chi phối mọi thứ, không có khái niệm hôn nhân và 'bố'
- 30-12-2021“Nữ nhi quốc” Dh Foods: Nỗi muộn phiền lớn nhất của CEO là nhiều nhân sự chưa lấy được chồng!
Nếu như trong truyện Tây Du Ký tồn tại một đất nước không có đàn ông, chỉ có đàn bà và trẻ em thì trong thế giới thực lại có một vùng đất trái ngược lại. Nghĩa là nơi đây chỉ có đàn ông sinh sống, tuyệt nhiên không có phụ nữ.
Ở vùng đất kỳ lạ này, ngay cả động vật giống cái cũng bị cấm. Loài động vật giống cái tồn tại là gà mái và mèo. Bởi gà để trứng nhằm cung cấp thực phẩm, còn mèo để bắt chuột.
Đến đây bạn đã hình dung ra vùng đất của những người đàn ông sẽ như thế nào chưa?
Núi Athos nơi mệnh danh là xứ sở của những người đàn ông. Ngọn núi xinh đẹp này nằm ở Đông Bắc Hy lạp. Nơi đây chỉ có diện tích khoảng 335 km2, và là nơi sinh sống của cộng đồng các cư dân Kito giáo từ khoảng thế kỷ thứ 9.
Đây là vùng đất thiêng liêng, mệnh danh là bán đảo Thánh bởi từ xưa kia, những tín đồ tôn giáo đã đến đây tu luyện. Về sau thấy khung cảnh ở đây tươi đẹp, yên tĩnh và thanh bình, không có sự xô bồ của thế giới bên ngoài nên họ đã lập ra hàng loạt các tu viện. Chúng tồn tại và phát triển tới tận bây giờ.
Hiện trên đảo có khoảng 20 tu viện cùng hơn 2.000 tu sĩ. Các tu viện trên đảo đều được xây dựng công phu, trang trí tỉ mỉ.
Vùng đất không có phụ nữ, tồn tại những quy luật khắt khe
Tưởng chừng như hoang đường, tuy nhiên núi thiêng Athos nổi tiếng với đạo luật cấm phụ nữ, trẻ em, và cả đàn ông không có râu. Đối tượng bị cấm sẽ không được xuất hiện trong phạm vi 500m quanh khu vực đảo. Được biết, đạo luật này đã có hàng nghìn năm tuổi. Cho đến bây giờ người ta vẫn tuân theo nghiêm ngặt.
Nhiều người chung thắc mắc rằng tại sao bán đảo Thánh không cho phép phụ nữ đến?
Theo truyền thuyết, Đức mẹ đồng trinh Mary không muốn cho những người phụ nữ sống tại đảo để tránh họ bắt chước mình. Cũng có truyền thuyết cho rằng sứ mệnh lớn nhất của các tu sĩ nơi đây là đi theo Chúa, và phụ nữ sẽ khiến họ khó có thể tập trung cho mục đích cao cả này. Vì vậy, những người đàn ông ở đây không muốn có tiếp xúc với những người khác giới.
Mặc dù những truyền thuyết giải thích này không có cơ sở thực tế, chỉ là những tin đồn. Nhưng với hầu hết người tu hạnh khổ đạo tại núi thiêng Athos, họ không có ý định xem xét truyền thuyết ấy có phải sự thật hay không. Họ chỉ nghiêm túc tuân thủ nội quy của đảo, không phá vỡ nguyên tắc từ xa xưa.
Các tu sĩ trên bán đảo Thánh Athos phải tuân thủ các quy định nghiêm ngặt. Như khi ăn uống, họ phải giữ yên lặng và hàng ngày phải nghe kinh cầu nguyện. Thức ăn ở đây chủ yếu là rau, thi thoảng sẽ có cá, trứng và rượu vang. Hầu hết những thực phẩm mà họ sử dụng hàng ngày đều tự cung, tự cấp, được trồng ngay trong các trang trại của tu viện. Họ còn có cả vườn nho để làm rượu vang.
Trên núi Athos không có đài radio, tivi, điện thoại. Nơi đây, người dân cũng không đọc báo giấy, giao thông không thuận tiện, phải đi bộ hoàn toàn. Các loại nhạc cụ cũng không được dùng, thuốc không được hút, cưỡi ngựa và ca hát cũng không được phép diễn ra.
Nguyên nhân có lẽ là để người dân không bị những thứ bên ngoài cuốn hút. Như vậy, họ sẽ có nhiều thời gian hơn để tập trung vào đọc kinh thánh. Các tu sĩ trên núi đều là người có kiến thức phong phú.
Theo đuổi đức tin và cuộc sống bình yên của các tu sĩ nơi đây
Những người bình thường không hiểu được thế giới của người tu hành khổ hạnh. Và chúng ta không thể nắm được nội tâm của họ.
Vì đối với người bình thường, thứ họ mong ước là một cuộc sống êm ấm, gia đình hòa thuận, viên mãn. Còn với những người tu hành, họ quan niệm về sự kỷ luật để đạt được tri thức hay mục đích mong muốn.
Những nhà tu hành đã theo đuổi đức tin cả đời tại nơi này. Không ai lý giải được mục đích sống mà họ theo đuổi. Rất nhiều tu sĩ khổ hạnh sống một mình cả đời, không con cái, không gia đình, người thân hay bạn bè.
Họ cô đơn trong mắt mọi người, nhưng có lẽ trong tâm họ không hề cô đơn. Họ sống và cống hiến cho niềm tin tâm linh mà chỉ bản thân họ mới cảm nhận được.
Chúng ta không thể dựa vào bên ngoài mà suy đoán về ý nghĩa cuộc sống của người khác. Có lẽ cuộc sống đau khổ, cô đơn trong mắt người đời lại chính là sự viên mãn, hạnh phúc nhất mà các tu sĩ mong muốn.
Người ta thường bảo phàm phu phải chạy lo đủ ba bữa ăn cho chính mình. Tức là những người bình thường luôn phải vất vả cho cuộc sống cơm áo gạo tiền, phải đối diện với nhiều cảm xúc vui, buồn, được mất.
Còn những người tu hành không phải đối mặt với những rắc rối của cuộc sống thế tục ấy. Họ giữ khoảng cách với tất cả mọi người. Họ tồn tại độc lập, không tiếp xúc thân thiết với người khác quá nhiều và tự tìm niềm hạnh phúc ở chính bản thân mình. Đây cũng là một loại hạnh phúc đối với họ, mặc dù trong mắt nhiều người, đó là cuộc sống cô đơn.
Du lịch ở vùng núi Thánh Athos
An ninh tại bán đảo Thánh Athos rất nghiêm ngặt. Nếu bạn là người lạ, từ nơi khác tự tiện đặt chân lên đảo mà chưa được phép thì người dân địa phương có thể sẽ sử dụng vũ lực tấn công. Còn nếu muốn tham quan, bạn cần thực hiện rất nhiều thủ tục phức tạp.
Chỉ nam giới mới được phép vào tham quan và trải nghiệm khung cảnh tuyệt sắc tại núi Athos. Khi tới bến cảng Ouranoupolis - nơi những con thuyền khởi hành đến núi Athos, du khách sẽ phải xin giấy cư trú "Diamonitirio" với giá khoảng 30 Euro cho 4 ngày tham quan.
Còn với phụ nữ và trẻ em sẽ không được phép lên núi, nhưng họ có thể thăm thú các kỳ quan thiên nhiên quanh Athos, chiêm ngưỡng kiến trúc Byzantine độc đáo của các tu viện lân cận.
Đảo Thánh Athos chỉ cho phép 20 du khách lên đảo, đồng thời cần phải đủ 18 tuổi trở lên mới được phép xin visa nhập cảnh. Trên đường và bến tàu đi vào đảo cần phải qua trạm kiểm tra của cảnh sát để xác nhận giới tính. Nếu là nữ du khách mạo danh nam giới thì sẽ không được phép lên đảo.
Thể thao & văn hóa