"Đối thoại 2045": 25 năm để xuất hiện những tập đoàn khổng lồ của Việt Nam
Cuộc gặp giữa Thủ tướng với đại diện cho nhiều doanh nhân, học giả lớn của Việt Nam ngày 6/3 với một mục tiêu cốt lõi là "đưa Việt Nam trở thành một quốc gia phát triển thịnh vượng vào năm 2045".
- 06-03-2021CEO công ty tổ chức Rap Việt kiến nghị phát triển công nghiệp văn hóa
- 06-03-2021Ông Trương Gia Bình đề xuất Chính phủ cho doanh nghiệp tư nhân xử lý vấn đề của sàn giao dịch chứng khoán Việt Nam
- 06-03-2021"Đối thoại 2045", tỷ phú Nguyễn Đăng Quang: Nâng cao năng lực cạnh tranh và định hướng tiêu dùng từ Chính phủ sẽ tạo động lực cho phát triển
Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ cho biết sẽ tiếp tục đẩy mạnh tổ chức đối thoại, lắng nghe những ý kiến của các doanh nhân, trí thức; đẩy mạnh tháo gỡ những vướng mắc đối để đội ngũ doanh nhân, trí thức làm tốt sứ mệnh của mình. Đáng chú ý, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khởi xướng đối thoại 2045 sẽ được tổ chức thường niên, định kỳ hàng năm.
"Đối thoại 2045" ngày 6/3 vừa qua đã có sự tham gia và đóng góp ý kiến của nhiều lãnh đạo các tập đoàn, doanh nghiệp lớn của Việt Nam như Chủ tịch Tập đoàn Masan ông Nguyễn Đăng Quang, Chủ tịch Tập đoàn Thaco ông Trần Bá Dương, Chủ tịch REE bà Nguyễn Thị Mai Thanh, Chủ tịch EVN Dương Quang Thành, Chủ tịch Dragon Capital ông Dominic Scriven, Phó tổng giám đốc Vingroup Võ Quang Huệ...
Đổi mới nền tảng cạnh tranh
Chủ tịch Tập đoàn Masan Nguyễn Đăng Quang phát biểu, để đạt được mục tiêu nền kinh tế năm 2045, Việt Nam đi sau về đích trước, giải pháp nằm ở đổi mới nền tảng cạnh tranh, tìm năng lực cạnh tranh vượt trội.
Ứng dụng công nghệ trong phát triển công nghiệp
Chủ tịch Thaco Trần Bá Dương nhận định, con người của đất nước công nghiệp phải là con người công nghiệp. Đó là con người có tư duy kỹ thuật, sáng tạo, cải tiến, làm việc với tinh thần tỉ mỉ, kỷ luật và có tính tuân thủ cao.
Đề xuất cho phép các doanh nghiệp tư nhân xử lý vấn đề hiện tại của sàn giao dịch chứng khoán Việt Nam
Ông Trương Gia Bình, Trưởng ban Nghiên cứu phát triển kinh tế tư nhân của Hội đồng Tư vấn cải cách thủ tục hành chính của Thủ tướng kiến nghị về chính sách, trong chiến lược Việt Nam phải tiên phong trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, chuyển đổi số. Ngoài ra, ông cũng đề xuất Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đồng ý cho phép các doanh nghiệp tư nhân xử lý vấn đề vướng mắc hiện tại của sàn giao dịch chứng khoán Việt Nam.
Để Việt Nam là một điểm đến du lịch quốc tế
Tỷ phú Nguyễn Thị Phương Thảo cho hay: "Quốc gia đổi mới, cải cách sẽ thu hút được các nguồn lực để phát triển tốt. Sự đổi mới cần toàn diện và đồng bộ giữa các ngành từ kế hoạch đầu tư, tài chính, ngân hàng...".
Thay đổi tư duy khi làm chính sách theo hướng phục vụ người dân
VinaCapital cam kết kêu gọi đầu tư 10 tỷ USD vào Việt Nam
Chủ tịch quỹ đầu tư VinaCapital Don Lâm đề xuất cần tập trung vào sự kết nối của TP. HCM với các khu công nghiệp, chế xuất để tiết kiệm thời gian cho người lao động. Theo ông, để phát triển kinh tế, cần tập trung vào 3 khu vực là TP. HCM, Hà Nội và Đà Nẵng.
TP. HCM phải đóng vai trò đầu tàu kinh tế Việt Nam
Theo Chủ tịch Công ty Dragon Capital Dominic Scriven, thiên thời à các vấn đề về môi trường; địa lợi là làm sao TP. HCM tiếp tục đóng vai trò đầu tàu kinh tế Việt Nam; nhân hòa là đẩy mạnh phổ biến kiến thức về tài chính cho người dân Việt Nam để người dân có những phương án tài chính bền vững khi về già.
Lan tỏa tinh thần "Mãnh liệt Việt Nam"
Doanh nghiệp Việt cần tập trung vào chất lượng sản phẩm, nâng vị thế thương hiệu
Điều chỉnh chính sách để DNNN dám nghĩ, dám làm
Ông Hoàng Quốc Vượng kiến nghị, cùng với tạo thuận lợi cho khu vực tư nhân, cũng cần điều chỉnh cơ chế, chính sách cho khu vực doanh nghiệp nhà nước để dám nghĩ, dám làm, như 4 từ khóa mà đại biểu Đỗ Minh Phú đã nói.
Doanh nghiệp, doanh nhân phải thực sự trở thành nguồn lực của quốc gia
Ông Vũ Thành Tự Anh, Thành viên Tư vấn tổ kinh tế của Thủ tướng kết luận, bất kì quốc gia giàu mạnh nào thì cũng phải có các doanh nhân, các doanh nghiệp hàng đầu và đồng thời phải có các trường đại học lớn nếu muốn đứng ở hàng đầu.