MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Dồn 1,1 tỷ đồng tiền tiết kiệm để con trai mua nhà, tôi khốn đốn khi lâm bệnh trọng, nhận ra sai lầm “chí mạng”

25-08-2023 - 21:02 PM | Sống

Dồn 1,1 tỷ đồng tiền tiết kiệm để con trai mua nhà, tôi khốn đốn khi lâm bệnh trọng, nhận ra sai lầm “chí mạng”

Sau khi mắc bệnh, 1 người phụ nữ đã nhận ra sai lầm của mình trong quá khứ. Bà cũng nhận về nhiều bài học đắt giá về tiền bạc, tình thân.

Câu chuyện bà Lý chia sẻ trên diễn đàn Toutiao, Trung Quốc nhận được không ít sự bàn tán của người dùng mạng. Bà Lý hết lòng vì con, tới khi gặp khó khăn vẫn phải xoay sở 1 mình.

Dưới đây chính là chia sẻ của bà Lý về những gì đã trải qua.

Rút hết tiền tiết kiệm lo cho con trai

Tôi năm nay 70 tuổi, sống 1 mình trong căn nhà nhỏ. Trước kia, 2 vợ chồng tôi làm việc trong 1 doanh nghiệp nhà nước và có cuộc sống ổn định. Chúng tôi phải thực hiện kế hoạch hóa gia đình nên cuối cùng chỉ sinh 1 con. Cũng chính vì vậy mà đối với chúng tôi con trai chính là báu vật.

Từ khi con trai tôi còn nhỏ nó đã được sống trong 1 môi trường hạnh phúc. Chúng tôi dồn mọi tình cảm, hy vọng cho con trai duy nhất. Từ nhỏ tới lớn con trai tôi đều được học hành cẩn thận, sống không thiếu thứ gì.

Tôi luôn chiều chuộng và yêu thương con trai vô điều kiện. Tới tận khi con tốt nghiệp đại học, đối với tôi đó vẫn chỉ là 1 cậu bé.

Lúc con trai có công việc ổn định, chồng tôi qua đời vì bạo bệnh. Thời gian ấy bản thân tôi vô cùng suy sụp, buồn rầu. Tuy nhiên, tôi suy nghĩ cho tương lai của con nên tự vực dậy tinh thần, dặn lòng không được ngã quỵ. 

Dồn 1,1 tỷ đồng tiền tiết kiệm để con trai mua nhà, tôi khốn đốn khi lâm bệnh trọng, nhận ra sai lầm “chí mạng” - Ảnh 1.

Sống hết lòng vì con cái, bà Lý lại nhận về nhiều bài học. Ảnh minh họa: Internet

Thời gian trôi đi, con trai tôi bận công việc ở thành phố lớn nên rất ít khi về thăm nhà. Mỗi tuần tôi đều chủ động gọi cho con để hỏi chuyện công việc, cuộc sống. Tuy nhiên, nếu tôi không chủ động liên lạc, con trai cũng gần như không gọi hỏi thăm tôi.

Ở tuổi 27, con quyết định lập gia đình. Dĩ nhiên số tiền nhà trai cần chuẩn bị để tổ chức tiệc cưới không hề nhỏ. Lúc này con tôi mới ổn định công việc được mấy năm nên cũng không có đủ tiền tổ chức lễ cưới. Vì thương con cái, tôi đành rút số tiền tiết kiệm trong ngân hàng ra để lo công việc cho con. 

Sau đám cưới, con trai và con dâu tôi vẫn ở nhà thuê. Tuy nhiên sau khi con dâu sinh nở, con trai tôi mong muốn sớm mua được nhà trên thành phố để ổn định cuộc sống. Dù con trai đặt mục tiêu mua nhà nhưng trong tài khoản tiết kiệm của nó chỉ vỏn vẹn 70.000 NDT (230 triệu đồng) mà thôi. Con trai tôi quyết định sẽ mua nhà trả góp nhưng số tiền có trong tài khoản vẫn quá ít ỏi. Lúc này, tôi nghĩ rằng mình cũng đã già, không cần tiền làm gì nhiều cả. Tôi nên giúp đỡ các con sớm có được nhà mới, yên bề gia thất thì hơn. Nghĩ vậy, tôi rút nốt số tiền còn lại trong tài khoản tiết kiệm và đưa cho con trai 350.000 NDT (khoảng 1,1 tỷ đồng).

Sống chật vật sau khi ngã bệnh

Sau khi mua được nhà, con trai tôi chăm chỉ hơn rất nhiều. Mỗi tháng các con đều phải tự trả nốt số tiền còn nợ mua nhà nên tôi cảm thấy yên lòng. Tuy nhiên, khoảng 1 năm sau, các con trở về quê thăm tôi và kể rằng cuộc sống rất khó khăn, không đủ tiền nuôi con. Nghe vậy, tôi đành trích 1 khoản lương hưu hàng tháng, gửi hỗ trợ con. Lúc đó, hàng tháng tôi nhận 3.000 NDT tiền lương (10 triệu đồng). Tôi gửi cho con 2.000 NDT, chỉ giữ lại 1.000 NDT để chi tiêu hàng tháng.

Cuộc sống của tôi vẫn yên ổn cho tới ngày sức khỏe tôi suy yếu và ngã bệnh. Trong vòng 1 tháng tôi ngã 2 lần và bị chấn thương cột sống. Bác sĩ chẩn đoán rằng tôi phải phẫu thuật gấp mới có thể đi lại được, nếu không có khả năng bị liệt. Lúc này tôi gọi ngay cho con trai nhưng con lại nói rằng không còn tiền vì tháng nào cũng phải trả nợ. Thậm chí con còn không thể vay tiền người khác vì mối quan hệ hạn hẹp. Lúc này tôi thật sự hối hận vì trước kia đã tiêu tiền không kiểm soát. Tôi đã lo lắng cho các con từng li từng tí trong khi bản thân cũng cần tiền dưỡng già, chữa bệnh.

Dồn 1,1 tỷ đồng tiền tiết kiệm để con trai mua nhà, tôi khốn đốn khi lâm bệnh trọng, nhận ra sai lầm “chí mạng” - Ảnh 2.

Bà Lý nằm viện nhưng con cái không thể giúp đỡ. Ảnh minh họa: Internet

May mắn thay, cuối cùng tôi cũng tự tìm ra lối thoát cho bản thân mình. Trước khi chồng qua đời, ông ấy đã để lại 1 khoản tiền nho nhỏ để phòng khi 2 vợ chồng gặp bất trắc. Từ trước tới nay tôi chưa từng nghĩ sẽ sử dụng số tiền này vì đó là thứ đáng giá chồng để lại. Thế nhưng giờ đây tôi phải sử dụng số tiền ấy để tự cứu mình.

Sau khi ngã bệnh, tôi cũng hiểu ra nhiều điều. Khi chúng ta già đi, ta cần tự dựa vào mình hơn là chờ người khác giúp đỡ. Ai cũng nên có 1 khoản tiết kiệm để đề phòng trường hợp xấu nhất xảy ra. Trước khi chúng ta muốn yêu thương người khác, cần phải yêu thương chính bản thân mình.                                                                                                                                   

Theo Toutiao                                                                                                                                    

Huyền Giang

Phụ nữ số

Trở lên trên