Donald Trump đắc cử, có gì mà ngành viễn thông Mỹ lại vui tới vậy?
Trái ngược với Thung lũng Silicon, các lãnh đạo ngành viễn thông Mỹ lại tỏ ra vui mừng khi Tổng thống đắc cử là ông Donald Trump. Tại sao lại như vậy?
- 09-12-2016TIME bị cáo buộc “chơi xỏ” Donald Trump dù bình chọn tổng thống đắc cử của Mỹ là Nhân vật của năm
- 08-12-2016Donald Trump: "Nên xem thương mại là một cuộc chiến"
- 07-12-2016Donald Trump được tạp chí TIME bầu là Nhân vật của năm
Sự trái ngược giữa Thung lũng Silicon và các đại gia ngành viễn thông Mỹ trong cuộc bầu cử vừa qua xuất phát từ những chính sách "cấm mua bán" dưới thời ông Obama 8 năm về trước.
Khi đó, AT&T muốn mua lại T-Mobile, sau đó Sprint cũng tham dự cuộc đua. Nhưng cả hai đều bị các cơ quan có thẩm quyền khước từ, và động thái này cũng ngăn cản Comcast mua lại Time Warner Cable.
Còn dưới thời Donald Trump , vị Tổng thống này đã bổ nhiệm một loạt các nhân vật chủ chốt trong ngành nhằm giám sát các thương vụ sáp nhập nêu trên, đồng thời hứa hẹn xem xét lại chính sách cho ngành viễn thông: chính phủ ít can thiệp hơn, thị trường tự do phát triển hơn.
Theo CEO của T-Mobile, ngành viễn thông Mỹ đang trông chờ một sự cởi mở đối với các hoạt động sáp nhập. "Tôi thực sự nghĩ rằng sẽ có rất nhiều chuyển biến và nhiều điều đáng vui mừng trong một vài năm tới".
T-Mobile là đối tượng được cho rằng chắc chắn sẽ tham gia vào xu hướng mới này. Nhưng vì công ty này đã tăng được gấp đôi lượng thuê bao và trở thành một cỗ máy in tiền trong 3 năm qua, nên các điều khoản trong thương vụ sắp tới chắc chắn sẽ thay đổi.
CEO John Legere của T-Mobile cho biết, Google và Facebook có thể sẽ là những đối tượng tiến hành mua lại công ty này. CEO Marcelo Claure của Sprint cũng bày tỏ mong muốn được mua lại công ty của Legere dưới thời Tổng thống Trump.
Tương tự như vậy, ở mảng dịch vụ truyền hình, Comcast và Charter Communications đã công bố các kế hoạch thâm nhập thị trường không dây. Google cũng có một dịch vụ không dây nhỏ gọi là Project Fi, và rất có thể sẽ mở rộng.
Tuy nhiên, câu hỏi mà các chuyên gia đặt ra, đó là liệu những thương vụ sáp nhập "siêu khủng" này có mang lại lợi ích cho người tiêu dùng hay không?
Bởi sau khi AT&T bị cấm mua lại T-Mobile, nhà mạng vốn yếu thế hơn là T-Mobile gần như đã phá giá thị trường để tồn tại, liên tục tung ra các gói cước trói chân người dùng.
Do đó, ngay cả khi không có nhiều thương vụ sáp nhập lớn, ngành viễn thông Mỹ vẫn hy vọng sẽ có những quy định mới dễ thở hơn.
Nhiều nhà mạng mong đợi chính quyền của Tổng thống Trump sẽ dỡ bỏ Chính sách trung lập mạng. Mà đỉnh điểm là việc T-Mobile cho phép người dùng xem thoải mái video, hoặc nghe nhạc mà không bị giới hạn dung lượng.
Trong khi đó, các nhà mạng lớn như AT&T và Verizon lại muốn giới hạn lưu lượng dữ liệu của người dùng khi sử dụng các dịch vụ Internet - mặc cho điều này đã phải nhận không ít chỉ trích từ phía Ủy ban Truyền thông Liên bang Hoa Kỳ.
Trí Thức Trẻ