MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Đông dân nhưng lại già hóa nhanh nhất thế giới, người Việt sẽ giúp 2 ngành MES nào tăng trưởng mạnh nhất trong 3 năm tới?

Việt Nam chính thức bước vào giai đoạn già hoá dân số từ năm 2011 và là nước có tốc độ già hóa dân số thuộc hàng nhanh nhất thế giới. Dân số già và thu nhập tăng là những yếu tố chính kéo theo sự phát triển của dịch vụ phát triển thị trường (MES) trong 2 ngành FMCG và Chăm sóc sức khỏe, theo Roland Berger.

5 năm một lần, Công ty tư vấn quản lý lớn nhất châu Âu Roland Berger lại công bố báo cáo chuyên sâu về ngành dịch vụ phát triển thị trường ( MES ). MES là một hình thức outsourcing các khâu phân phối, tiếp thị sản phẩm, phát triển thương hiệu, quản lý bán lẻ và hậu mãi.

Trong nghiên cứu gần đây nhất, Roland Berger công bố những ngành có mức tăng trưởng MES cao nhất tại Việt Nam và trong khu vực.

Theo đó, trong 3 năm tới, ngành Chăm sóc sức khỏe sẽ là ngành tăng có MES cao nhất với 7,2%, tiếp đó là FMCG với 6,7%. Ngành hóa chất và kỹ thuật có MES lần lượt là 6,1% và 4,8%.

Đông dân nhưng lại già hóa nhanh nhất thế giới, người Việt sẽ giúp 2 ngành MES nào tăng trưởng mạnh nhất trong 3 năm tới? - Ảnh 1.

Bảng so sánh mức tăng trưởng MES của 4 ngành: FMCG, Chăm sóc sức khỏe, hóa chất và các ngành sản xuất, chế tạo. Đơn vị: Tỷ USD.

Roland Berger lý giải: Ngành FMCG sẽ có MES tăng trưởng ổn định vì thu nhập của người dân ngành càng cao, tầng lớp trung lưu ngày càng nhiều và tăng dân số ở nhiều quốc gia châu Á.

Còn Chăm sóc sức khỏe tăng trưởng mạnh vì dân số già ngày càng có thu nhập cao hơn nên họ quan tâm đến sức khỏe nhiều hơn. Thêm vào đó, đầu tư vào hệ thống chăm sóc sức khỏe cũng ngày càng tăng.

Ngành MES trong FMCG và Chăm sóc sức khỏe sẽ tăng trưởng như thế nào?

Theo Roland Berger, năm 2016, mảng MES trong thị trường chăm sóc sức khỏe của Việt Nam có dung lượng 2,5 tỷ USD và sẽ tăng lên 4,2 tỷ USD vào năm 2021. Mức độ tăng trưởng theo năm của MES trong ngành này là 11,1%.

Xét về mức độ tăng trưởng theo năm tại khu vực Đông Nam Á, Việt Nam đang đứng thứ 4, sau Myanmar, Lào và Campuchia.

Một trong những nguyên nhân chính dẫn đến tăng trưởng mạnh của mảng MES trong ngành này tại Việt Nam là do hưởng lợi từ những chính sách khuyến khích phát triển các hệ thống chăm sóc sức khỏe mang tính toàn cầu tại Việt Nam.

Trong ngành Chăm sóc sức khỏe, Roland Berger có đề cập đến mảng Thuốc không kê toa. Theo đó, thị trường Thuốc không kê toa ở Việt Nam năm 2016 có dung lượng 0,4 tỷ USD, sẽ tăng lên 0,7 tỷ USD vào năm 2021. Tốc độ tăng trưởng năm ở Việt Nam là 10,7%. Với tốc độ tăng trưởng này Việt Nam đang đứng sau Campuchia (15,4%), Lào (15,2%), Myanmar 13,5%.

Về ngành MES trong mảng FMCG , theo nghiên cứu của Roland Berger, MES tại Châu Á - Thái Bình Dương sẽ có mức tăng trưởng 6,7% từ năm 2016 đến 2021.

Roland Berger cũng đưa ra con số cụ thể của từng quốc gia tại khu vực Đông Nam Á.

Về mức độ tăng trưởng theo năm, Việt Nam đang đứng thứ 2 ở khu vực Đông Nam Á, sau Myanmar (12,5%). Kế sau Việt Nam là Indonesia với 10,1%.

Theo lý giải của Roger Berger, sở dĩ mức tăng trưởng MES của Việt Nam cao như vậy là do lực lượng lao động tăng nhanh (hơn 1 triệu người mỗi năm), chính phủ đang nỗ lực hiện đại hóa nền kinh tế và tỷ lệ lạm phát thấp.

Nhận thấy những miếng bánh còn nhiều phần, nhiều doanh nghiệp Việt và nước ngoài đã nhảy vào mảng này.

Tại Việt Nam, trong ngành FMCG và Chăm sóc sức khỏe, ngoài các công ty quốc tế lâu đời như DKSH và Zuellig Pharma, mới đây, Digiworld cũng chính thức triển khai cung cấp MES cho 2 ngành hàng này.

Theo thông tin từ Tổng cục DS-KHHGĐ (Bộ Y tế), Việt Nam đã chính thức bước vào giai đoạn già hoá dân số từ năm 2011 và nước có tốc độ già hóa dân số thuộc hàng nhanh nhất thế giới. Tính đến cuối năm 2017, Việt Nam có khoảng 10,1 triệu người cao tuổi, trong đó người từ 80 tuổi trở lên đã có 2 triệu người.


Theo Thế Trần

Trí thức trẻ

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên