Động lực tăng trưởng năm 2023 trông vào đầu tư công
Vai trò của đầu tư công là cực kỳ quan trọng cho triển vọng tăng trưởng năm 2023.
- 11-12-2022DN thiếu đơn hàng, hơn 22.000 người lao động ở Đồng Nai bị cắt giảm việc làm
- 11-12-2022Không để đứt gãy nguồn cung xăng dầu, lương thực trong dịp Tết
- 11-12-2022Xuất khẩu thủy hải sản thiết lập kỷ lục mới
Thúc đẩy giải ngân đầu tư công là một giải pháp cho phục hồi kinh tế, tuy nhiên dù trong tháng 11 này đã có những chuyển biến tích cực, nhưng vẫn còn khoảng cách khá xa để về đích cả năm 2022.
Theo báo Đầu tư, có 6 cơ quan trung ương và 14 địa phương có tỉ lệ giải ngân trên 80% kế hoạch thủ tướng giao. Nhiệm vụ giải ngân năm nay hết sức nặng nề vì còn hơn 41 % chưa giải ngân. Bộ kế hoạch và Đầu tư kiến nghị không trả lại kế hoạch đầu tư vốn ngân sách trung ương năm 2022, coi đây là điều kiện để xác định mức độ hoàn thành nhiệm vụ của năm nay của người đứng đầu bộ và địa phương.
Còn tờ Thời báo Tài chính cho rằng, dư địa của chính sách tiền tệ không còn nhiều nền gánh nặng hỗ trợ phục hồi kinh tế đang đặt lên vai chính sách tài khóa lên rất nhiều. Do đó, vai trò của đầu tư công là cực kỳ quan trọng cho triển vọng tăng trưởng năm 2023.
Giải ngân vốn đầu tư công cũng chính là nội dung được thảo luận rất thẳng thắn tại phiên họp của HĐND TP Hồ Chí Minh. Tại phiên họp này, UBND TP đã đề xuất tạm dừng thực hiện 17 dự án giai đoạn 2021-2025 với tổng vốn ngân sách là 1.400 tỉ đồng.
Lý do đưa ra là bởi các dự án đều chậm tiến độ triển khai do ảnh hưởng của công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng, một số dự án có nguy cơ đội vốn. Nguồn vốn dự tính dành cho các dự án này sẽ được bố trí cho những dự án cấp bạch khác. Việc này cho thấy thông điệp mạnh mẽ của TP về nâng hiệu quả đầu tư công. Chậm trễ thì đứng sang 1 bên để ưu tiên cho các dự án khác - Tờ Người lao động bình luận.
Một năm 2022 chuẩn bị khép lại cũng là lúc nhìn lại một năm điều hành kinh tế và có những bài học quý giá cho năm 2023 và những năm tiếp theo. Theo báo Công Thương, nếu như trước đây cải cách hành chính của Việt Nam tập trung vào cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, cải cách và đơn giản hóa thủ tục hành chính thì nay cải cách phải tạo ra động lực để phát triển thị trường, từ đó phân bổ sử dụng các nguồn lực một cách hợp lý. Ở đây, việc củng cố và tăng cường niềm tin thị trường đang trở nên đặc biệt quan trọng, làm nền cho mục tiêu tăng trưởng bền vững.
VTV News