Đồng USD sẽ không giảm nếu phần còn lại của thế giới không muốn
Đồng USD đang tăng mạnh bất chấp ngân hàng trung ương Mỹ giảm mạnh lãi suất ngay trong lần giảm đầu tiên của chu kỳ. Điều này một lần nữa cho thấy sẽ là sai lầm nếu đặt cược rằng USD sẽ giảm bởi có vẻ như các nước còn lại trên thế giới (ngoài Mỹ) không để cho USD giảm giá.
Chỉ số Dollar index (so sánh USD với rổ các đồng tiền đối tác chủ chốt) đã tăng 2% trong tuần đầu tiên của tháng 10, mức tăng mạnh nhất trong vòng 2 năm - một cú sốc đáng kinh ngạc, đặc biệt là đối với nhiều nhà đầu cơ đang bán khống đồng USD và chờ đợi nó giảm mạnh. Dollar index tiếp tục tăng gần 1% trong tuần vừa qua.
Đợt tăng giá lần này một phần xuất phát từ dữ liệu cho thấy thị trường việc làm của Mỹ tiếp tục vững chắc và việc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) xem xét lại kế hoạch điều chỉnh lãi suất. Số việc làm mới trong lĩnh vực phi nông nghiệp của Mỹ tăng vọt 254.000 trong tháng 9, cao hơn nhiều so với mức 159.000 của tháng 8 (dữ liệu sau khi điều chỉnh) và cũng cao hơn dự báo của thị trường. Trong khi đó, trong lần điều chỉnh lãi suất tiếp theo (tháng 11/2024), dự kiến Fed sẽ hạ lãi suất 0,25 điểm cơ bản chứ không phải 0,5 điểm cơ bản như những dự đoán trước đây.
Động lực chính tạo nên sức mạnh tăng giá mới cho đồng USD là những tín hiệu rõ ràng đến từ các ngân hàng trung ương ở Châu Âu và Nhật Bản rằng bất kỳ nỗ lực nào của Fed nhằm nâng tỷ lệ cắt giảm lãi suất sẽ đều được các ngân hàng trung ương khác “đáp trả” tương ứng.
Các ngân hàng trung ương lớn còn lại trên thế giới (ngoài Fed) chắc chắn rất chú ý tới đợt hạ lãi suất mở màn của Fed vào tháng trước ở mức cao kịch trần (trong số các dự kiến, là 50 điểm cơ bản) của chu kỳ nới lỏng lãi suất –- dự kiến giảm tổng cộng 250 điểm cơ bản trong chu kỳ này.
Sau động thái đó, một loạt các Thống đốc và Giám đốc Ngân hàng trung ương, từ Ngân hàng trug ương Châu Âu (ECB), Ngân hàng Anh (BOE) đến Ngân hàng Quốc gia Thụy Sĩ (SNB) đã đưa ra những bình luận theo hướng ủng hộ. Tất cả họ đều cho biết mình cũnh chuẩn bị sẵn sàng để tăng tốc độ nới lỏng tiền tệ.
Chỉ riêng Ngân hàng Nhật Bản (BoJ) đang đi theo hướng ngược lại, khi cả BoJ và Thủ tướng mới của nước này đều “dội gáo nước lạnh” vào các kế hoạch "bình thường hóa" hơn nữa chính sách của mình, với việc BoJ nâng lãi suất sau khi Fed hạ mạnh lãi suất.
Ngoài ra, có những dấu hiệu cho thấy SNB đã can thiệp vào thị trường tiền tệ để hạn chế sự gia tăng của đồng franc Thụy Sĩ, Ngân hàng Dự trữ Ấn Độ cũng đang can thiệp và Trung Quốc tăng dự trữ ngoại tệ. Qua đó, không khó để có thể hiểu được vì sao xu hướng giảm giá dài hạn của đồng USD luôn bị cản trở.
Chênh lệch giữa lợi suất trái phiếu kỳ hạn 5 năm và đồng USD.SỨC HÚT CỦA TÀI SẢN MỸ
Nhưng tác động từ sự chuyển dịch dòng vốn lớn trong lĩnh vực công đối với đồng USD không nhiều bằng tác động cộng dồn từ các nhà đầu tư tư nhân. Dường như các nhà đầu tư tư nhân đang trong tình trạng “thèm muốn” tài sản của Mỹ một cách khó có thể “thỏa mãn”.
Chiến lược gia tiền tệ Kit Juckes của Societe Generale đã bối rối không hiểu tại sao đồng USD lại tăng giá trở lại ngay sau khi Fed bắt đầu cắt giảm lãi suất. Ông lưu ý rằng trong 50 năm qua, có hai đợt đồng USD tăng giá kéo dài đã hoàn toàn đảo ngược sau khi Fed bắt đầu nới lỏng tiền tệ.
Ông Juckes nhấn mạnh dữ liệu cho thấy các quỹ tín thác của Nhật Bản đã tiếp tục mua trái phiếu kho bạc Mỹ và nhu cầu ở nước ngoài đối với các quyền chọn mua USD đang tăng lên, và cho biết việc nhà đầu tư nhanh chóng quay trở lại với các thị trường vốn đã quá đông đúc đang "đưa chủ nghĩa ngoại lệ - tài sản của Mỹ - của lên một tầm cao mới".
Vì vậy, đồng USD vẫn cố chấp được định giá quá cao: chỉ số USD theo trọng số thương mại ( broad trade-weighted index ) vẫn cao hơn khoảng 30% so với mức đã thấy cách đây 10 năm. Điều này đang tạo ra sự lo lắng ngày càng tăng về quy mô tiếp xúc với tài sản của Mỹ trên toàn cầu, sự thay đổi kỳ lạ đối với tỷ giá hối đoái USD và tác động của nó đến khả năng cạnh tranh của Mỹ và một lần nữa lại xuất hiện nỗi lo về 'sự mất cân bằng toàn cầu' đã từng phổ biến cách đây 20 năm.
Chiến lược gia Juckes của SocGen nhấn mạnh rằng các nhà đầu tư nước ngoài đã tăng lượng nắm giữ ròng tài sản Mỹ thêm mức "khủng khiếp" là 40 nghìn tỷ USD kể từ năm 2020, và điều đáng chú ý hơn nữa là cơn khát này vẫn chưa được thỏa mãn.
"Tôi chắc chắn rằng đồng USD yếu hơn sẽ giúp giảm bớt một số sự mất cân bằng trong nền kinh tế toàn cầu, nhưng nếu các nhà đầu tư không tin tưởng vào chính sách trong nước và thị trường tài sản của họ đến mức buộc phải quay trở lại với USD, thì điều gì sẽ xảy ra?”.
Hơn nữa, hầu như không có dấu hiệu nào cho thấy các nhà đầu tư có hứng thú đối với những thị trường bên ngoài Mỹ hoạt động kém hiệu quả, dù chỉ là chút ít hứng thú dành những khoản đầu tư nhỏ nhất.
Dữ liệu của các quỹ tương cho thấy dòng tiền ròng chảy ra khỏi cổ phiếu toàn cầu trong tháng 9/2024, một xu hướng thường thấy kể từ khi Fed bắt đầu tăng lãi suất vào tháng 3 năm 2022.
Vậy điều gì có thể làm lung lay niềm tin không lay chuyển của các nhà đầu tư vào khả năng phục hồi của nền kinh tế Mỹ và theo đó là vào đồng bạc xanh?
Mức độ lo lắng về địa chính trị chắc chắn đang ở mức cao nhất trong nhiều thập kỷ trở lại đây. Nhưng điều đó không đủ để có thể lập luận rằng lo ngại về địa chính trị làm tưang nhu cầu đối với USD như một nơi trú ẩn an toàn.
Liệu cuộc bầu cử Mỹ hay các mối đe dọa đối với nền dân chủ và các thể chế của Mỹ có khiến các nhà đầu tư khó chịu không?
Chắc chắn nếu sau bầu cử ngày 5 tháng 11 mà ông Donald Trump trở lại với chức vụ Tổng thống Mỹ có thể gây ra lo ngại, đặc biệt là khi Trump ủng hộ cả đồng USD yếu và quyền kiểm soát chính trị đối với Fed.
Nhưng điều đáng nói là ngay cả khi cuộc đua vào Nhà Trắng đang ở bờ vực thẳm, thế giới vẫn có vẻ quyết tâm giữ cho đồng USD ở mức cao.
Tham khảo: Reuters
Nhịp sống thị trường