MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Dòng vốn FDI cao kỷ lục song hiệu ứng lan tỏa còn hạn chế

Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Vũ Đại Thắng cho rằng, dòng vốn FDI cao kỷ lục song hiệu ứng lan tỏa và giá trị gia tăng còn khá hạn chế.

Một trong những ưu tiên hiện nay là triển khai các chính sách cụ thể nhằm tăng cường liên kết chuỗi giá trị và hiệu ứng lan toả nhờ dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI).

Dòng vốn FDI cao kỷ lục song hiệu ứng lan tỏa còn hạn chế - Ảnh 1.

Hội thảo "Một số khuyến nghị về chiến lược và định hướng thu hút đầu tư nước ngoài thế hệ mới 2020-2030" do Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KHĐT) phối hợp với Tổ chức Tài chính Quốc tế (IFC) tổ chức tại Hà Nội, ngày 9/7.

Thứ trưởng Vũ Đại Thắng khẳng định, các khuyến nghị được nêu ra trong Báo cáo "Một số khuyến nghị về chiến lược và định hướng thu hút đầu tư nước ngoài thế hệ mới 2020-2030" sẽ đặt nền tảng cho một cách tiếp cận mới ở cấp quốc gia về FDI và góp phần vào việc đạt được các mục tiêu phát triển của đất nước.Phát biểu tại Hội thảo "Một số khuyến nghị về chiến lược và định hướng thu hút đầu tư nước ngoài thế hệ mới 2020-2030" tại Hà Nội chiều 9/7, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Vũ Đại Thắng nhấn mạnh, dòng vốn FDI đạt mức cao kỷ lục song hiệu ứng lan tỏa và các giá trị gia tăng mà dòng vốn này mang lại còn khá hạn chế.

Dòng vốn FDI cao kỷ lục song hiệu ứng lan tỏa còn hạn chế - Ảnh 2.

Thứ trưởng Vũ Đại Thắng

Thứ trưởng Vũ Đại Thắng

Báo cáo mới này được thực hiện với nhận thức ngày càng rõ nét rằng, Việt Nam cần thực hiện các cải cách mang tính đột phá nhằm cạnh tranh thu hút các dòng vốn FDI có chất lượng hơn. Báo cáo tập trung giải quyết các phát hiện gần đây cho thấy rằng, FDI đổ vào Việt Nam chủ yếu bắt nguồn từ các yếu tố như chi phí lao động thấp và cơ chế ưu đãi lớn.

Tuy nhiên, trong tương lai, khi mà chi phí nhân công tăng lên và miễn thuế không còn, Việt Nam chưa có kế hoạch đầy đủ để phát triển kỹ năng tiên tiến hơn và chuỗi cung ứng địa phương có năng lực cạnh tranh cần thiết để duy trì và thu hút nhà đầu tư trong một nền kinh tế có thu nhập cao hơn.

Cùng với đó, rất ít doanh nghiệp FDI cho rằng tay nghề lao động được nâng cao hay chuỗi cung ứng địa phương có năng lực cạnh tranh là thế mạnh của Việt Nam.

Dòng vốn FDI cao kỷ lục song hiệu ứng lan tỏa còn hạn chế - Ảnh 3.

Ông Kyle Kelhofer

Ông Kyle Kelhofer, Giám đốc Quốc gia của Tổ chức Tài chính Quốc tế (IFC) phụ trách Việt Nam, Campuchia và Lào cho biết, giải quyết được các vấn đề trên sẽ giúp Chính phủ có khả năng đón đầu và tận dụng được nhiều cơ hội hơn nữa cho Việt Nam.

Thực tế, các nhà đầu tư đã xác định rằng việc thiếu lao động có kỹ năng là một rào cản đối với tăng trưởng, trong khi việc thiếu các chuỗi cung ứng tích hợp tại địa phương, khan hiếm các nhà cung ứng trong nước có chất lượng và các chính sách hiệu quả nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp địa phương càng làm giảm năng lực cạnh tranh./.

Báo cáo "Một số khuyến nghị về chiến lược và định hướng thu hút đầu tư nước ngoài thế hệ mới 2020- 2030" đã đề xuất một số giải pháp cải cách mang tính đột phá, bao gồm:

Xây dựng và triển khai một kế hoạch quốc gia về nâng cao tay nghề nhằm giúp Việt Nam đẩy nhanh được quá trình chuyển dịch từ lao động tay nghề thấp sang lao động tay nghề cao;

Hiện đại hóa công tác xúc tiến đầu tư, chuyển dịch từ xúc tiến thụ động sang xúc tiến chủ động ở một số ngành ưu tiên;

Rà soát toàn bộ khung chính sách ưu đãi đầu tư hiện hành;

Mở cửa một số ngành dịch vụ quan trọng để thúc đẩy nâng cao năng lực cạnh tranh và tăng trưởng đối với đầu tư nước ngoài;

Ban hành chiến lược, chính sách xúc tiến đầu tư ở nước ngoài…

Thành lập một cơ quan quản lý đầu tư nước ngoài thế hệ mới với đầy đủ thẩm quyền, chức năng, cơ cấu và ngân sách nhằm đảm bảo thực hiện hiệu quả các khuyến nghị nêu trên.



Theo Trần Ngọc

VOV

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên