MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Đột phá hạ tầng giao thông tạo lực phát triển kinh tế - du lịch Phan Thiết

Việc khai thác đường cao tốc TPHCM – Long Thành – Dầu Giây, các tuyến cao tốc Dầu Giây - Phan Thiết, Phan Thiết - Nha Trang, sân bay Phan Thiết đã khiến cho Phan Thiết có những bước chuyển mình mạnh mẽ về cả kinh tế, du lịch và BĐS.

Kết nối giao thông liên vùng

Hai năm trở lại đây, Phan Thiết liên tiếp đón nhận tin vui khi hệ thống giao thông đối ngoại kết nối Phan Thiết với khu vực được Chính phủ đẩy mạnh đầu tư.

Đường cao tốc TPHCM - Long Thành - Dầu Giây khánh thành vào tháng 2/2015 đã rút ngắn cự ly và thời gian đi lại giữa TPHCM với Phan Thiết chỉ còn 3 giờ thay vì 5 giờ như trước đây.

Chủ tịch UBND Tỉnh Bình Thuận kiểm tra thực địa sân bay Phan Thiết
Chủ tịch UBND Tỉnh Bình Thuận kiểm tra thực địa sân bay Phan Thiết

Chưa hết, ngày 18/1/2015, công trình sân bay Phan Thiết đã bấm nút khởi công. Đây là dự án xây dựng sân bay theo hình thức BOT với kinh phí lên đến 5.600 tỷ đồng chia thành 2 giai đoạn.

Giai đoạn 1 đến năm 2020 sẽ triển khai trên diện tích 360 ha với 2 đường cất và hạ cánh. Công suất mỗi năm 500.000 lượt khách và 10.000 tấn hàng hóa. Giai đoạn 2 (định hướng đến năm 2030) ước tính đạt 1 triệu lượt khách và khoảng 50.000 tấn hàng hóa/năm. Dự kiến sau 3 năm xây dựng, sân bay Phan Thiết sẽ đi vào hoạt động.

Ngoài ra tuyến QL1A từ Phan Thiết đi Nha Trang cũng đã được Bộ GTVT đầu tư cải tạo nâng cấp hoàn chỉnh và đưa vào hoạt động từ giữa năm 2015, cùng các tuyến đường ven biển đã được Trung ương đầu tư như đường 706B kết nối với tuyến Mũi Né - Lương Sơn và Hòa Thắng - Hòa Phú đã tạo những cơ hội và diện mạo mới cho thành phố du lịch Phan Thiết.

Phát triển du lịch và đô thị

Trong năm 2015, du lịch Phan Thiết - Bình Thuận đã tạo nên những bước đột phá mới, doanh thu khách du lịch nội địa tăng gấp 5 lần so với 2014. Hiện tỉnh này đang thiếu 10.000 phòng vào mỗi đợt cao điểm.

Đại lộ Võ Nguyên Giáp nối liền các khu đô thị phố biển tại Phan Thiết - Mũi Né
Đại lộ Võ Nguyên Giáp nối liền các khu đô thị phố biển tại Phan Thiết - Mũi Né

Với lợi thế về cảnh quan thiên nhiên và điều kiện cơ sở hạ tầng nhất là về giao thông, tỉnh Bình Thuận đã triển khai thực hiện quy hoạch xây dựng thành phố Phan Thiết trở thành đô thị du lịch trọng điểm. Nhiều dự án đầu tư những tổ hợp du lịch, dịch vụ vui chơi, giải trí quy mô lớn, đã được triển khai đầu tư. Chỉ tính riêng loại hình nghỉ dưỡng đã có gần 10 dự án đang khởi động xây dựng.

Nổi lên tại Phan Thiết từ đầu năm đến nay là dự án nhà phố biển nghỉ dưỡng Queen Pearl Mũi Né do hệ thống Danh Khôi (DKR) phát triển. Dự án gồm 900 căn nhà phố và biệt thự biển thiết kế theo mô hình ruộng bậc thang lệch tầng để đảm bảo mọi vị trí đều hướng biển.

Các tiện ích nội khu được quy hoạch đẳng cấp với nhiều thiết kế độc đáo như đài ngắm biển đầu tiên tại vịnh Phan Thiết, hồ bơi tràn, công viên trung tâm rộng 2,1 ha,…

Bên cạnh đó, Queen Pearl thu hút giới đầu tư nhờ sở hữu vị trí Vàng ngay cửa ngõ “ thủ đô resort Việt Nam”, cạnh sân bay Phan Thiết, trải dài trên 720 m mặt tiền đường Nguyễn Thông (tuyến đường duy nhất di chuyển từ trung tâm TP.Phan Thiết ra sân bay và Mũi Né) và liền kề nhiều khu du lịch nổi tiếng.

Vị trí này giúp Queen Pearl thu hút lượng lớn khách du lịch đổ về Mũi Né. Đây cũng là dự án tiên phong trong phân khúc bất động sản nghỉ dưỡng tầm trung với mức giá vừa tầm, thanh toán linh hoạt trong 18 tháng. Theo thông tin từ DKR, chỉ hơn 1 tháng công bố Queen Pearl đã có 450 giao dịch thành công.

2 dự án "khủng"

Với quyết tâm đầu tư hơn nữa để thúc đẩy kinh tế du lịch Phan Thiết - Bình Thuận, Chính phủ đã giao Bộ GTVT triển khai đầu tư ngay tuyến cao tốc Dầu Giây đi Phan Thiết sẽ được khởi công vào quý I/2017.

Hiện hợp phần 1 đang khẩn trương đẩy mạnh công tác bàn giao mặt bằng, hợp phần 2 cũng đã xong áp giá đền bù, thu hồi đất và đang tiến hành thủ tục đền bù đất cho người dân bị giải tỏa.

Ngoài ra một dự án "khủng" đang được triển khai là tuyến cao tốc Phan Thiết đi Nha Trang. Đây là một đoạn của tuyến cao tốc Bắc - Nam thuộc mạng lưới đường cao tốc quốc gia được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt có chiều dài và tổng mức đầu tư thuộc loại lớn nhất Việt Nam từ trước tới nay.

Mức đầu tư dự kiến khoảng hơn 2 tỷ USD. Công trình dự kiến khởi công vào quý III/2017 và hoàn thành sau 3 năm xây dựng theo hình thức BOT.

"Khi giao thông từ TPHCM đến Phan Thiết và từ Phan Thiết đến Nha Trang được kết nối hoàn toàn bằng đường cao tốc, đặc biệt khi sân bay Phan Thiết đi vào hoạt động thì Phan Thiết sẽ là điểm đến thuận lợi, hấp dẫn và tăng trưởng mạnh nhất của ngành du lịch Việt Nam", ông Hà Văn Siêu - Phó tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch đã dự báo tại Hội nghị sơ kết 2 năm liên kết tam giác du lịch TPHCM - Lâm Đồng - Bình Thuận.

A.D

Trí Thức Trẻ

Từ Khóa:

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên