Dow Jones lại mất gần 500 điểm, S&P 500 trải qua phiên thấp nhất kể từ tháng 1: Lo ngại về lạm phát và địa chính trị đè nặng lên TTCK Mỹ
Trong phiên giao dịch ngày thứ Sáu, thị trường chứng khoán Mỹ giảm điểm, vì các nhà đầu tư lo ngại về lạm phát và địa chính trị. Cổ phiếu của các ngân hàng lớn giảm cũng gây áp lực lên thị trường.
- 13-04-2024Dù được coi là tài sản trú ẩn an toàn và đang trong cơn sốt ‘chóng mặt’, vàng vẫn thua một kênh đầu tư hiệu quả nhất trong thập kỷ qua
- 13-04-2024Dùng "những củ cà rốt và cây gậy" buộc người dân mua thứ họ không muốn, ngành công nghiệp then chốt của nền kinh tế hàng đầu châu Âu đứng trước nguy cơ trả giá
- 13-04-2024Việc FED cắt giảm lãi suất giờ là vấn đề ‘nếu – thì’ chứ không chỉ là ‘bao giờ’
Chỉ số trung bình công nghiệp Dow Jones giảm 475,84 điểm, tương đương 1.24%, chốt phiên ở mức 37.983,24 điểm. Chỉ số S&P 500 giảm 1,46% về mức 5.123,41 điểm. Nasdaq Composite giảm 1,62% ở mức 16.175,09 điểm.
Có thời điểm trong phiên giao dịch, Dow Jones giảm gần 582 điểm, tức 1,51%. Chỉ số S&P cũng giảm 1,75%. Từ đầu tuần nay, S&P 500 giảm 1,56%, Dow Jones giảm 2,37%. Trong khi đó, Nasdaq nặng về công nghệ giảm 0,45% trong tuần.
Cổ phiếu của gã khổng lồ Phố Wall JPMorgan Chase giảm hơn 6% sau khi công bố kết quả quý đầu. Ngân hàng này cho biết doanh doanh thu ròng – thước đo then chốt đánh giá kết quả hoạt động cho vay – có thể thấp hơn những gì các nhà phân tích Phố Wall dự đoán trong năm 2024. CEO Jamie Dimon cũng cảnh báo rằng áp lực lạm phát dai dẳng đang đè nặng lên nền kinh tế.
Cổ phiếu của Wells Fargo giảm 0,4% sau báo cáo quý. Giá cổ phiếu Citigroup giảm 1,7%.
Giá dầu tiếp tục tăng sau tin tức Iran ra tuyên bố sẽ trả đũa vụ tấn công của Israel nhằm vào lãnh sứ quán nước này tại Syria đầu tháng này. Trước tuyên bố của Iran, Israel cũng đang chuẩn bị các kịch bản để đối phó. Giá dầu thô hiện ở mức 85,66 USD/thùng sau thời điểm tăng trên 87 USD.
Bên cạnh đó, dữ liệu nhập khẩu mới của Mỹ “đổ thêm dầu” vào mối lo lạm phát, tạo thêm áp lực lên thị trường.
Chiến lược gia đầu tư cấp cao Rob Haworth tại U.S. Bank Wealth Management cho biết: “Chúng ta đang phải đối mặt với nhiều rủi ro hơn vào cuối tuần này. Mọi người có thể thấy xu hướng chuyển dịch sang những giao dịch an toàn, với đồng USD mạnh lên và cổ phiếu bị bán tháo”.
“Dữ liệu lạm phát đang cho thấy nền kinh tế vẫn khá nóng và lạm phát dai dẳng. Điều đó khiến (các nhà đầu tư) phải điều chỉnh dự đoán của họ về FED… Đó là lý do vì sao chúng ta cần cần thận hơn vào cuối tuần này”, ông Haworth nói.
Người tiêu dùng cũng bắt đầu lo ngại về áp lực lạm phát kéo dài. Chỉ số tâm lý người tiêu dùng trong tháng 4 đạt mức 77,9 điểm, thấp hơn dự đoán của Dow Jones là 79.9. Dự đoán lạm phát trong năm tới và trong dài hạn cũng tăng lên, phản ánh sự thất vọng về lạm phát dai dẳng.
Theo CNBC
Nhịp Sống Thị Trường
Sự kiện: Chuyển động thị trường
Xem tất cả >>- Chứng khoán Mỹ tiếp tục phá đỉnh mọi thời đại, Dow Jones lần đầu tiên chọc thủng mốc 43.000: Tâm lý nhà đầu tư vẫn căng thẳng vì hàng loạt vấn đề nóng
- Chứng khoán Mỹ lập đỉnh chưa từng có trong lịch sử sau khi biên bản họp Fed được công bố, áp lực đè nén tâm lý nhà đầu tư dần được tháo gỡ
- Thị trường toàn cầu giật thót khi căng thẳng Trung Đông leo thang: Chứng khoán chìm trong sắc đỏ, giá dầu bật tăng
- Chứng khoán Mỹ tăng kỷ lục sau khi Chủ tịch Fed Jerome Powell lên tiếng về nền kinh tế và lãi suất
- Chứng khoán Mỹ tiếp tục lập đỉnh chưa từng có, trader kỳ vọng đà tăng còn kéo dài sau khi Fed cắt giảm lãi suất