Việc FED cắt giảm lãi suất giờ là vấn đề ‘nếu – thì’ chứ không chỉ là ‘bao giờ’
Tưởng chừng như lạm phát sẽ đều đặn giảm về mức mục tiêu, các quan chức ngân hàng trung ương giờ phải đối mặt với bài toán hóc búa hơn khi lạm phát tăng liên tiếp 3 tháng.
- 12-04-2024“Muốn trúng ‘hồng tâm’ lạm phát 2%, FED có thể không còn lựa chọn nào ngoài việc đẩy nền kinh tế hàng đầu thế giới vào suy thoái”
- 12-04-2024Nhật Bản tiếp tục gióng hồi chuông cảnh báo, "không loại trừ bất cứ phản ứng nào" để ngăn đồng Yên chìm xuống đáy nhiều thập kỷ
- 12-04-2024BofA dự báo sốc: Tháng 12 FED mới hạ lãi suất nhưng giảm ngay 1,25%
Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) đã hạn chế tăng lãi suất trong năm qua để hy vọng nền kinh tế có thể “hạ cánh nhẹ nhàng”, tức là hạ nhiệt lạm phát mà không gây suy thoái. Thế nhưng báo cáo lạm phát tháng 3 phần nào đã khiến FED hụt hẫng.
Việc tuyển dụng vẫn diễn ra ổn định và lạm phát có thể duy trì ở mức gần 3%, cao hơn so với mục tiêu 2% của FED. Điều này đang đặt ra câu hỏi rằng liệu ngân hàng trung ương có thể cắt giảm lãi suất trong năm nay mà không cần thêm bằng chứng cho thấy nền kinh tế giảm nhiệt hơn nữa hay không.
Đây là tháng thứ ba liên tiếp giá cả nóng hơn dự kiến. Điều này có thể khiến các quan chức quay lại với việc duy trì lãi suất ở mức cao để quan sát dữ liệu lạm phát thêm vài tháng nữa.
Nhà kinh tế Alan Detmeister tại UBS, người từng điều hành bộ phân dự báo lạm phát của FED cho biết: “Điều đó chắc hẳn sẽ khiến họ thiếu tự tin rằng lạm phát sẽ quay trở lại mục tiêu 2%”.
GẬP GHỀNH HAY BẾ TẮC?
Bước sang năm 2024, các quan chức FED, bao gồm cả Chủ tịch Jerome Powell, dường như đã vượt qua được những cơn gió ngược. Lạm phát hạ nhiệt vào cuối năm 2023 nhanh hơn dự đoán của hầu hết các nhà kinh tế, đặc biệt là trong bối cảnh tuyển dụng và tăng trưởng nhanh bất ngờ.
Lạm phát hạ nhiệt là cái cớ để nghĩ rằng chặng cuối của lộ trình chống lạm phát sẽ không khó khăn. Kịch bản lý tưởng được đưa ra là sau khi giảm từ 7% vào tháng 6/2022 xuống 3% năm 2023, lạm phát có thể giảm nhẹ về mục tiêu 2% của FED mà thị trường lao động không vấp phải “nỗi đau” như ông Powell từng cảnh báo.
Dữ liệu mới nhất mang đến hai khả năng khác nhau. Thứ nhất, theo kỳ vọng của FED, lạm phát sẽ tiếp tục giảm xuống theo kiểu không đều đặn, hay nói cách khác là “gập ghềnh” hơn, nhưng không thay đổi hoàn toàn lộ trình giảm. Với kịch bản như vậy, FED vẫn có thể trì hoãn và cắt giảm lãi suất với tốc độ chậm trong năm nay.
Khả năng thứ hai là lạm phát chững lại ở mức 3% thay vì hạ nhiệt về 2%. Nếu không có bằng chứng cho thấy nền kinh tế đang giảm tốc, điều đó có thể loại bỏ hoàn toản khả năng cắt giảm.
Nhà kinh tế học Jason Furman của Đại học Harvard cho biết lạm phát cơ bản đã giảm vượt mong đợi trong một năm trước, nhưng lại có ít tiến bộ hơn trong ba tháng trở lại đây.
Vào tháng 3, chủ tịch Powell đã nói với các nhà lập pháp rằng sắp đến lúc các quan chức FED có được bằng chứng cần thiết để cắt giảm lãi suất vào giữa năm nay. Một hoặc hai thông tin lành tính hơn đủ để các quan chức kết luận rằng có thể cắt giảm lãi suất.
Các quan chức FED thường nhấn mạnh rằng các quyết định chính sách của họ phụ thuộc vào dữ liệu kinh tế tổng thể chứ không phải bất kỳ dữ liệu đơn lẻ nào. Tuy nhiên, dữ liệu lạm phát gần đây đã tăng cao và nền kinh tế vẫn có những dấu hiệu đứng vững. Ông Powell và các quan chức FED đang tìm kiếm một lý do đáng tin cậy để bắt đầu cắt giảm.
NHỮNG CÂU HỎI PHỨC TẠP NẢY SINH
Báo cáo lạm phát tháng 3 thực chất không quá sốc. CPI lõi không bao gồm giá thực phẩm và năng lượng dễ biến động đã tăng 0,4% tương tự như tháng trước.
Nhưng vì số liệu tháng 1 và tháng 2 cao hơn dự kiến, những câu hỏi phức tạp hơn bắt đầu nảy sinh. Trong số đó: Điều gì sẽ xảy ra nếu FED không thể thực hiện đợt cắt giảm lãi suất nào trong năm nay? Và điều gì sẽ xảy ra nếu các nhà đầu tư đặt quá nhiều niềm tin vào việc FED sẽ đạt được một cuộc “hạ cánh mềm”?
Chiến lược gia trưởng toàn cầu Peter Berezin tại BCA Research cho biết: “Thị trường đã dự đoán một cuộc hạ cánh mềm. Và nếu chúng ta có một làn sóng lạm phát thứ hai, hoặc tỷ lệ thất nghiệp gia tăng tự gây ra suy thoái, thị trường sẽ có một đợt bán tháo thực sự lớn”.
Nhiều nhà dự báo Phố Wall đã bác bỏ dự đoán rằng FED sẽ cắt giảm lãi suất vào tháng 6 hoặc các quan chức sẽ thực hiện ba lần cắt giảm trong năm nay. Các nhà kinh tế tại Goldman Sachs và UBS hiện nhận thấy khả năng có 2 đợt cắt giảm lần lượt vào tháng 7 và tháng 9. Các nhà phân tích tại Barclays dự đoán chỉ có một lần giảm vào tháng 9. Thậm chí, chiến lược gia lãi suất Blake Gwinn tại RBC Capital Markets còn dự đoán đợt cắt giảm đầu tiễn sẽ diễn ra vào tháng 12.
TỪ DƯỚI LÊN HAY TỪ TRÊN XUỐNG?
Bắt đầu từ hai năm trước, các quan chức FED đã mạnh tay tăng lãi suất để tránh nguy cơ người tiêu dùng kỳ vọng giá tiếp tục tăng. Các ngân hàng trung ương coi đó là một tình huống cực kỳ nguy hiểm, vì người tiêu dùng có thể sẽ yêu cầu tăng lương và chấp nhận trả giả cao hơn.
Do tốc độ tăng lương đang chậm lại, chủ tịch Powell và các quan chức thể hiện rằng họ ít lo ngại hơn về những dấu hiệu cho thấy nền kinh tế đang tiếp tục tăng trưởng ổn định.
Tuy nhiên, dữ liệu mới nhất không làm sáng tỏ được cuộc tranh luận trong nội bộ FED về nguyên nhân thúc đẩy quá trình lạm phát. Một số quan chức và nhà kinh tế học ngoài ngân hàng trung ương đã áp dụng cách tiếp cận lạm phát từ dưới lên.
Họ lập luận rằng lạm phát dịch vụ tăng trong những tháng gần đây phản ánh hậu quả của sự gián đoạn liên quan đến đại dịch chứ không phải do thị trường lao động quá nóng. Họ cho rằng giá dịch vụ sẽ hạ nhiệt khi tình trạng mất cân bằng trên thị trường lao động giảm bớt.
Tuy nhiên, các quan chức FED khác lại hoài nghi về cách tiếp cận từ dưới lên đó và cho rằng cách tiếp cận từ trên xuống là hợp lý. Họ lo lắng nền kinh tế và thị trường lao động sẽ cần phải chậm lại nhiều hơn để ngăn chặn các doanh nghiệp đẩy giá tăng thêm.
Chủ tịch Fed Richmond - Tom Barkin - cựu giám đốc điều hành của công ty tư vấn McKinsey, lo ngại rằng các công ty và chủ doanh nghiệp đủ can đảm để đẩy giá lên cao nhằm tăng doanh thu. Lúc này, các doanh nghiệp có nhiều khả năng tuyển dụng và đầu tư bằng cách dựa vào các quỹ nội bộ thay vì vay tiền, phần nào hạn chế tác động của lãi suất tăng cao.
Nhà kinh tế học Furman nói: “Một số thứ đắt hơn vì mọi người có đủ khả năng mua những thứ đắt tiền hơn”.
Theo WSJ
Nhịp Sống Thị Trường
Sự kiện: Chuyện của FED
Xem tất cả >>- Một khi Fed cắt giảm lãi suất lần 2, tài sản nóng nhất nhì năm nay dự đoán tăng chứ không giảm: Cái tên này quá quen thuộc
- Thị trường ‘nín thở’ chờ cuộc họp chính sách của Fed trong tuần này: Câu hỏi gây tranh cãi về quyết định cắt giảm lãi suất sẽ sớm sáng tỏ
- Quan chức Fed bác bỏ khả năng suy thoái, dự báo cắt giảm lãi suất vào cuối năm
- Fed sẽ không cắt giảm lãi suất khẩn cấp’: 5 chuyên gia thị trường đồng loạt lên tiếng phân tích giữa đồn đoán
- Số liệu việc làm Mỹ tháng 7 thấp bất ngờ, tỷ lệ thất nghiệp đạt đỉnh gần 3 năm, Dow Jones lập tức giảm 500 điểm: Fed liệu có ‘chậm chân’ trong quyết định cắt giảm lãi suất?