“Muốn trúng ‘hồng tâm’ lạm phát 2%, FED có thể không còn lựa chọn nào ngoài việc đẩy nền kinh tế hàng đầu thế giới vào suy thoái”
Một chiến lược gia của BMO nhận định FED có thể phải tự gây ra suy thoái kinh tế nếu muốn đạt được tỷ lệ lạm phát mục tiêu 2%. Số khác khác thậm chí dự đoán FED phải giữ nguyên lãi suất thêm “vài năm” nữa.
- 11-04-2024Một chỉ số hàng đầu đo lường lạm phát tăng cao nhất trong gần 1 năm, tính toán cắt giảm lãi suất của Fed có bị tác động?
- 11-04-2024Thấy lạm phát nóng gây áp lực lên kế hoạch của Fed, Ngân hàng Trung ương châu Âu giữ nguyên lãi suất ở mức cao kỷ lục
- 11-04-2024‘Đau đầu’ với lạm phát neo cao, các quan chức Fed vẫn nhấn mạnh khả năng hạ lãi suất trong năm nay
Ian Lyngen, người đứng đầu chiến lược lãi suất Mỹ tại BMO Capital Markets, nhận định báo cáo lạm phát mới nhất không chỉ khiến lợi suất trái phiếu tăng vọt, chứng khoán giảm điểm mà còn có thể đẩy nước Mỹ vào con đường suy thoái. Vấn đề đáng chú ý: Kết quả đó là do Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) tự gây ra.
Bình luận trên của ông được đưa ra sau khi chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 3 tăng cao hơn dự đoán. CPI tăng 3,5% so với cùng kỳ năm ngoái, trong khi dự báo chỉ là 3,4%. Tỷ lệ này cao hơn cả số liệu của hai tháng trước.
Điều này về cơ bản đã làm thay đổi kỳ vọng của thị trường vào việc FED nhanh chóng xoay trục lãi suất. Thị trường tương lai không còn coi tháng 6 là khởi điểm nới lỏng lãi suất. Thay vào đó, phần lớn các nhà đầu tư đang chú ý đến tháng 9 với nhiều khả năng hơn.
Ông Lyngen cho biết rủi ro suy thoái từ FED có thể xảy ra khi ngân hàng trung ương nhận ra rằng lãi suất hiện tại từ 5,25% - 5,5% không đủ để kiềm chế lạm phát. Điều này tương tự như những cảnh báo gần đây rằng FED có thể bị áp lực theo đuổi việc tăng lãi suất.
Nhà kinh tế trưởng Frances Donald tại Manulife Investment Management cũng đồng tình với quan điểm của ông Lyngen. Bà lưu ý rủi ro suy thoái đang gia tăng, vì FED không còn những dữ liệu hỗ trợ cho kế hoạch cắt giảm lãi suất trong thời gian tới.
Bà cảnh báo rằng mọi thứ đang quay lại môi trường mà không có những đợt cắt giảm lãi suất nhất định. Vì thế phải nâng cao cảnh giác về tin xấu có thể xảy ra. Lãi suất có thể sẽ phải duy trì ở mức cao hơn cho đến khi lạm phát thực sự hạ nhiệt.
Một số người cho rằng đã đến lúc FED nên điều chỉnh tỷ lệ lạm phát mục tiêu là 3% để giảm bớt rủi ro.
Nhà kinh tế hàng đầu Mohamed El-Erian gần đây cảnh báo rằng chính sách lãi suất sẽ phải giữ nguyên trong “vài năm” nếu FED muốn đạt mức lạm phát 2%. Do tính chất dai dẳng của lạm phát, các ngân hàng trung ương có nguy cơ khiến giá cả tăng bùng trở lại nếu họ có kế hoạch sớm cắt giảm lãi suất.
Ông El-Erian nói: “Thị trường đang đi trên một tàu lượn siêu tốc và vai trò của FED là quan sát tàu lượn siêu tốc chứ không phải ở trong tàu lượn siêu tốc”.
Cố vấn kinh tế trưởng El-Erian của Allianz là người có quan điểm gay gắt đối với FED vào năm 2022, khi các ngân hàng trung ương bắt đầu đưa ra các đợt tăng lãi suất mạnh. Ông El-Erian đã cảnh báo vào năm 2022 rằng các điều kiện tài chính thắt chặt nhanh chóng làm tăng nguy cơ suy thoái. Kể từ đó, ông đã giảm bớt cảnh báo về một cuộc “hạ cánh cứng” nhưng vẫn lưu ý rằng những rủi ro nghiêm trọng đối với nền kinh tế vẫn còn ở phía trước.
Theo BI, Yahoo Finance
Nhịp Sống Thị Trường
Sự kiện: Chuyện của FED
Xem tất cả >>- Mỹ sắp công bố dữ liệu lạm phát cuối cùng cho cuộc họp chính sách tuần sau: Fed có thể ‘quay xe’ dừng cắt giảm lãi suất nếu con số này tăng bất ngờ
- Biên bản cuộc họp Fed tháng 11 được công bố: Quan chức ủng hộ tiếp tục cắt giảm lãi suất nhưng ‘lặng thinh’ về quyết định tháng sau
- Thước đo lạm phát then chốt sắp được công bố trong tuần này: Fed liệu có tạm hoãn cắt giảm lãi suất?
- Fed quyết định ra sao với lãi suất vào năm 2025: 2 yếu tố này quyết định tất cả
- Chủ tịch Jerome Powell dội gáo nước lạnh vào khả năng cắt giảm lãi suất tháng 12: ‘Fed không cần vội vàng’