Dự án cao tốc Biên Hoà - Đồng Nai hơn 17.800 tỷ đồng được đề xuất chia làm 3 dự án thành phần
Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) vừa có tờ trình gửi Chính phủ về Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án đầu tư xây dựng đường cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu (giai đoạn 1). Tại tờ trình này, Bộ GTVT kiến nghị phân chia dự án thành 3 dự án thành phần.
- 23-03-2022Nhìn lại tác động kinh tế của 5 cuộc khủng hoảng dầu mỏ trong quá khứ, sự biến động của giá dầu và TTCK trong thời gian tới sẽ ra sao?
- 23-03-20225 ngân hàng cho phép khách hàng nộp thuế điện tử thông qua tài khoản cá nhân
Bộ trưởng Bộ GTVT kiến nghị Chính phủ chấp thuận nội dung Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án để trình Quốc hội xem xét quyết định chủ trương đầu tư theo hình thức đầu tư công. Theo đề xuất của Bộ GTVT, dự án có tổng chiều dài khoảng 53,7 km.
Dự án được xây dựng theo quy mô 4 - 6 làn xe cao tốc, trong đó đoạn Km0 - Km16+800 và đoạn Km29+400 - Km53+700 có bề rộng nền đường 24,75 m - 27 m; đoạn Km16+800 - Km29+400 có bề rộng nền đường 32,25 m - 34,5 m.
Do dự án có khoảng 12,7 km đi trùng với đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông có mức độ ưu tiên cao để hoàn thành đồng bộ với đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông và cảng hàng không quốc tế Long Thành nên Bộ GTVT kiến nghị phân chia dự án thành 3 dự án thành phần.
Theo đó, dự án thành phần 1 (Km0 - Km16) với chiều dài khoảng 16 km trên địa bàn tỉnh Đồng Nai, tổng mức đầu tư dự kiến khoảng 6.240 tỷ đồng.
Dự án thành phần 2 (Km16 - Km34+200, trong đó đoạn Km16+800 - Km29+400 đi trùng với đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông) với chiều dài khoảng 18,2 km trên địa bàn tỉnh Đồng Nai, tổng mức đầu tư dự kiến khoảng 6.407 tỷ đồng.
Dự án thành phần 3 (Km34+200 - Km53+700) với chiều dài khoảng 19,5 km trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, tổng mức đầu tư dự kiến khoảng 5.190 tỷ đồng.
Sơ đồ dự kiến cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu
Sơ bộ tổng mức đầu tư dự án giai đoạn 1 là khoảng 17.837 tỷ đồng bao gồm: chi phí xây dựng, thiết bị là 8.306 tỷ đồng; chi phí quản lý dự án, tư vấn, chi phí khác là 997 tỷ đồng; chi phí giải phóng mặt bằng, tái định cư là 6.629 tỷ đồng và chi phí dự phòng là 1.905 tỷ đồng.
Liên quan đến việc phân bổ, bố trí vốn, Bộ GTVT kiến nghị trong giai đoạn 2021 - 2025, bố trí khoảng 14.270 tỷ đồng. Trong đó, 5.360 tỷ đồng từ Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025 của Bộ GTVT; 3.500 tỷ đồng từ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội.
Ngoài ra, sau khi Bộ GTVT rà soát, điều chỉnh từ các dự án giảm nhu cầu và nguồn thu từ nhượng quyền khai thác các đoạn đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2017 - 2020 theo chủ trương tại các Nghị quyết của Quốc hội, dự án sẽ được phân bổ thêm 5.410 tỷ đồng.
Bộ GTVT kiến nghị sau khi chủ trương đầu tư dự án được Quốc hội thông qua, căn cứ năng lực, kinh nghiệm quản lý của các địa phương và trên cơ sở sử dụng tối đa năng lực của Bộ GTVT, Thủ tướng Chính phủ sẽ quyết định đơn vị chủ quản thực hiện các dự án thành phần theo đề nghị của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
Về các cơ chế đặc thù triển khai dự án, Bộ GTVT đề xuất Thủ tướng quyết định việc áp dụng cơ chế đặc thù quy định tại Điều 5 của Nghị quyết số 43/2022/QH15 ngày 11/1/2022 của Quốc hội về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội.
Đồng thời báo cáo Quốc hội cho phép trình tự, thủ tục, thẩm quyền thẩm định, quyết định đầu tư căn cứ quy mô của từng dự án thành phần theo quy định của pháp luật về đầu tư công.