Dự án đường sắt 5 tỷ USD Viêng Chăn – Vũng Áng có gì đặc biệt?
Tuyến đường sắt này sẽ kết nối trực tiếp thị trường hàng hóa của Thái Lan và Myanmar với cảng Vũng Áng, một cảng có vị trí thuận lợi, là cửa ngõ giao thông giữa miền Trung Việt Nam, miền Trung Lào và Đông Bắc Thái Lan.
- 28-03-2022Bộ Tài chính đề xuất gia hạn nộp thuế tiêu thụ đặc biệt với ô tô lắp ráp trong nước
- 28-03-2022Hà Nội dành gần 2.000 tỷ đồng cho vay phục hồi sản xuất
- 28-03-2022Thị trường ngành công nghệ này sẽ đạt 3 tỷ USD tại Việt Nam vào năm sau
Tuyến đường sắt Viêng Chăn – Vũng Áng, nối Viêng Chăn tới cảng biển Vũng Áng, có tổng mức đầu tư trị giá khoảng 5 tỷ USD. Trong đó, phần vốn đầu tư bên Việt Nam là gần 1,6 tỷ USD theo hình thức PPP. Dự án có tổng chiều dài khoảng 555km với 452km thuộc Lào và 103km thuộc Việt Nam.
Trước đó, tại nghiên cứu khả thi dự án, ba phương án về tốc độ chạy tàu đã được đưa ra, bao gồm: 200 Km/h, 150 Km/h và 120 Km/h. Phương án kiến nghị chọn là phương án có tốc độ chạy tàu 150 Km/h. Với phương án này tổng mức đầu tư sẽ là 5,06 tỷ USD, rẻ hơn phương án có tốc độ 200 Km/h là 200 triệu USD. Chi phí để xây dựng 242 Km từ Thakhaek – Vũng Áng với tốc độ chạy tàu 150Km/h sẽ vào khoảng 2,8 tỷ USD.
Điểm đặc biệt là với dự án này, Chính phủ Việt Nam đã đồng ý cho phép Lào tiếp cận cảng nước sâu Vũng Áng - cảng biển gần nhất với Thủ đô Viêng Chăn.
Dự án Viêng Chăn – Thakhaek – Mụ Giạ – Vũng Áng là một trong số các dự án đường sắt được Chính phủ Lào cân nhắc để chuyển đất nước từ một quốc bao quanh bởi đất liền thành một quốc gia kết nối đất liền, hiện thực hóa kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của Chính phủ Lào về phát triển đường sắt.
Các dự án khác bao gồm: dự án đường sắt Lào – Trung, dự án Savannakhet– Lao Bảo tới cảng Đông Hà, dự án Thakhaek – Savanakhet – Pakxe – Vàng Tao và dự án Pakxe Veunkham (Lào – tới biên giới Campuchia).
Theo Vientiane Times, tuyến đường sắt này sẽ kết nối trực tiếp thị trường hàng hóa của Thái Lan và Myanmar với cảng Vũng Áng, một cảng có vị trí thuận lợi, là cửa ngõ giao thông giữa miền Trung Việt Nam, miền Trung Lào và Đông Bắc Thái Lan.
Các doanh nghiệp Lào và Việt Nam dự kiến sẽ ký thỏa thuận liên doanh xây dựng vào cuối tháng này trong chuyến thăm theo kế hoạch của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Việt Nam, trong khi Thỏa thuận nhượng quyền về dự án dự kiến được ký kết trong tháng 4.
Tuyến đường này sẽ kết nối với tuyến đường sắt Lào-Trung và với mạng lưới đường sắt liên kết có thể tiếp cận các thị trường châu Âu. Ước tính công trình sẽ mất khoảng 2 năm rưỡi để hoàn thành.
Chính phủ hai nước Lào - Việt Nam mong muốn tuyến đường sắt giúp tăng cường khả năng trung chuyển hàng hóa tại cảng biển Vũng Áng. Cụ thể, chính phủ hướng đến năng lực tiếp nhận tàu biển từ 5.000-100.000 tấn và cung cấp dịch vụ cho 50.000-1.200.000 container, với trọng lượng hàng hóa từ 3 triệu tấn lên 20 triệu tấn vào năm 2030.