Dự án lớn nhất Việt Nam sau gần 1 tháng xin lùi tiến độ, nhận tối hậu thư từ Thủ tướng: Gói thầu quan trọng nhất đề xuất rút tiến độ 3 tháng, 7.000 người tất bật cùng công nghệ cao
7.000 người và gần 3.000 thiết bị tăng tốc thi công sân bay Long Thành.
- 26-12-2024Láng giềng Việt nam có “nguồn báu vật” lớn gấp 3 lần Mỹ, 6 lần Nga, vừa chốt dự án 137 tỷ USD lớn nhất thời đại tạo tiếp báu vật, khẳng định nắm công nghệ số 1
- 27-12-2024Người kiểm duyệt nội dung trên Facebook bị tổn thương tâm lý nghiêm trọng
- 26-12-2024Còi báo động rú liên hồi báo nóng 175 độ C, lòng đất rung lắc mạnh nhưng vẫn đâm sâu 1.500m, 282 giếng khoan trúng đậm, kho báu hiện hình nhờ công nghệ lạ
Sân bay Long Thành tăng tốc thi công
Vào cuối tháng 11, tại Phiên bế mạc Kỳ họp thứ 8, Quốc hội đồng ý bổ sung 1 đường băng và lùi thời hạn hoàn thành Sân bay Long Thành đến cuối năm 2026. Theo nghị quyết Kỳ họp thứ 8, Quốc hội đồng ý giai đoạn 1 đầu tư xây dựng 2 đường cất hạ cánh ở phía bắc và 1 nhà ga hành khách cùng các hạng mục phụ trợ đồng bộ với công suất 25 triệu hành khách/năm, 1,2 triệu tấn hàng hóa/năm.
Thời gian thực hiện dự án được kéo dài chậm nhất đến ngày 31-12-2026 hoàn thành và đưa vào khai thác. Chính phủ được tổ chức phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi điều chỉnh giai đoạn 1 dự án theo thẩm quyền mà không phải báo cáo Quốc hội thông qua.
Sau đó, vào sáng 3/12, tại Đồng Nai, Thủ tướng đã đi kiểm tra, đôn đốc tiến độ triển khai dự án sân bay Long Thành. Thủ tướng yêu cầu, sân bay Long Thành phải hoàn thành trong năm 2025, không thể chậm hơn và đưa sân bay vào khai thác trước 28/2/2026.
Theo Ban QLDA Cảng HKQT Long Thành, vào những ngày cuối năm, công trường Cảng HKQT Long thành rất tất bật. Hàng trăm mũi thi công, với khoảng 7.000 chuyên gia, kỹ sư, công nhân và gần 3.000 thiết bị thi công “3 ca, 4 kíp”, “xuyên lễ, xuyên tết” nhằm đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành vượt tiến độ đề ra, hoàn thành giai đoạn 1 của Dự án sân bay Long Thành trước ngày 31/12/2025.
Trong đó, đài kiểm soát không lưu được thiết kế hình búp Sen đến nay đã hoàn thành phần thô, hoàn thành vượt tiến độ 2 tháng so với kế hoạch đề ra. Đường cất hạ cánh T1 về cơ bản đã hoàn thành đúng tiến độ đề ra.
Đặc biệt, gói thầu 5.10 “thi công xây dựng và lắp đặt thiết bị công trình nhà ga hành khách" thuộc dự án thành phần 3 đang tăng tốc thi công. Đây là gói thầu lớn nhất và quan trọng nhất trong dự án sân bay Long Thành, với quy mô hơn 35.000 tỷ đồng.
Tại buổi làm việc với Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) và các đơn vị liên quan chiều ngày 2/12/2024, Chủ tịch HĐQT ACV cho biết, sau khi đấu thầu gói 5.10 - thi công nhà ga hành khách, chủ đầu tư và nhà thầu đã thống nhất rút tiến độ xuống 3 tháng so với hợp đồng, tuy nhiên nhà thầu yêu cầu hỗ trợ 1.800 tỷ đồng để tăng thiết bị, nhân lực.
Sau khi nghe báo cáo, Bộ trưởng Bộ GTVT yêu cầu ACV và các nhà thầu phải tập trung tối đa nhân lực, vật lực để đẩy nhanh tiến độ; đàm phán với các nhà thầu mua sắm thiết bị để đưa về càng sớm các tốt, hoàn thành trước 31/12/2025.
Công nghệ cao được ứng dụng triệt để
Đầu tiên, hệ thống kiểm soát bằng AI được ứng dụng nhằm bảo đảm an ninh, an toàn, lực lượng chức năng. Cụ thể, công nghệ AI nhận diện khuôn mặt để kiểm soát nghiêm ngặt người ra vào dự án. Cụ thể, hệ thống camera giám sát, ứng dụng công nghệ AI nhận diện khuôn mặt và quét mã QR tích hợp để kiểm soát người ra vào khu vực xây dựng sân bay.
Việc trang bị công nghệ AI giúp nâng cao năng lực quản lý an ninh trật tự, điều phối giao thông tại đại dự án lớn nhất Việt Nam. Ban Quản lý dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành cho biết, mã QR này được tích hợp trên thẻ an ninh của Ban Quản lý dự án cấp cho tất cả người và phương tiện ra vào sân bay.
Chỉ cần quét mã QR một lần thì những lần sau, khi người và phương tiện ra vào cổng máy sẽ tự động quét đồng thời truyền dữ liệu hình ảnh, số lượt ra vào cũng như thời gian ra, vào cổng của mỗi người và phương tiện.
Tại tháp không lưu, radar được gắn trên đỉnh và các hệ thống thiết bị được thiết kế theo công nghệ tự động hóa hiện đại nhất hiện nay và có định hướng mở để đầu tư công nghệ trong tương lai.
Đặc biệt, hệ thống kỹ thuật được thiết kế đồng bộ từ hạ tầng trong nhà và các thiết bị khai thác hoạt động hàng không như xử lý hành lý, soi chiếu, cầu dẫn khách,... được áp dụng các công nghệ thông minh, hiện đại, đảm bảo hoạt động khai thác hiệu quả và tiện nghi cho hành khách với công nghệ 4.0.
Nhịp sống thị trường