Dù đông hay hè, đổ quá nhiều mồ hôi ở 4 nơi này trên cơ thể nghĩa là trong người đầy bệnh tật
Đổ mồ hôi là biểu hiện sinh lý tự nhiên ai cũng có nhưng nếu gặp bất thường trong quá trình này có nghĩa là bạn không khỏe mạnh.
- 21-06-2024Việt Nam có 1 loại quả ngọt đậm nhưng kiểm soát đường huyết cực nhạy, lại phòng ung thư: mỗi ngày ăn vài quả rất tốt
- 21-06-2024Dùng quạt cầm tay mùa hè, cẩn thận kẻo pin nổ gây hỏng mặt
- 20-06-2024Ăn đậu đen rất tốt vào mùa hè nhưng cần chú ý những điều này để tránh rước "độc" vào thân
- 20-06-2024Loại nước chua ngọt thanh mát vào mùa hè mà hầu như ai cũng uống, tốt cho tiêu hoá và tim mạch
- 19-06-20244 loại đồ uống hạ đường huyết tốt lại giúp giảm cân, thanh nhiệt mùa hè
Bác sĩ Chu Thủy thuộc Bệnh viện nhân dân số 4 Tây An (Thiểm Tây, Trung Quốc) cho biết, đổ mồ hôi là một biểu hiện sinh lý rất bình thường của cơ thể con người. Khi nhiệt độ bề mặt cơ thể vượt quá 37 độ C, chúng ta cần đổ mồ hôi để tản nhiệt. Nhưng các đặc điểm về đổ mồ hôi như lượng, mùi, vị trí, thời điểm ở mỗi người có thể khác nhau. Bởi chúng ta có các khác biệt về tuyến mồ hôi, thể trạng, thói quen vận động, tuổi tác, môi trường.
Tuy nhiên, bác sĩ Chu cảnh báo rằng một số bất thường khi đổ mồ hôi, phổ biến nhất như đổ mồ hôi quá ít hoặc quá nhiều cũng có thể là dấu hiệu bệnh tật. Dù mùa đông hay hè, nếu bạn đổ mồ hôi quá nhiều ở 4 vị trí này thì tốt nhất nên sớm tới bệnh viện thăm khám:
1. Lòng bàn tay
Thông thường, tay của chúng ta không đổ mồ hôi nhiều khi thời tiết không quá nóng. Nhưng nếu bàn tay luôn trong tình trạng ẩm ướt do mồ hôi, bạn cần cảnh giác rằng đó có thể là do chứng tăng tiết mồ hôi ở tay. Tình trạng này là do tuyến mồ hôi ở tay tiết ra quá nhiều mà không chịu tác động của nhiệt độ bên ngoài. Cũng thường liên quan tới rối loạn hệ thần kinh giao cảm. Bệnh nhân có thể kèm theo mồ hôi bất thường ở bàn chân, nách và bẹn. Những bộ phận tiết mồ hôi này dễ bị viêm da, mẩn ngứa và một số bệnh tật khác.
Bên cạnh đó, bác sĩ Chu cũng cảnh báo đổ mồ hôi nhiều ở tay còn có thể do cơ thể đang có tình trạng nhiễm trùng ở bên trong. Một số cơ quan có nhiệm vụ thải độc như gan, thận bị rối loạn hoặc suy giảm chức năng. Tình trạng tăng tiết mồ hôi tay cũng thường gặp ở phụ nữ mang thai do thay đổi nội tiết, người nghiện bia rượu, béo phì hoặc tác dụng phụ của một số loại thuốc.
2. Đầu
Bạn có thể bị đổ mồ hôi đầu khi thời tiết quá nóng hoặc vận động mạnh, vùng đầu bị che chắn quá kín. Nhưng nếu chỉ phần đầu thường xuyên đổ mồ hôi hoặc đổ mồ hôi quá nhiều thì rất có thể là do cơ thể ẩn chứa bệnh tật.
Điểm khác biệt của kiểu đổ mồ hôi này là phần đầu rất dễ đổ mồ hôi, da vùng đầu - mặt - cổ có thể mẩn ngứa nhưng toàn thân lại không đổ mồ hôi. Theo bác sĩ Chu, hiện tượng này thường gặp ở người mắc bệnh về thần kinh, nhất là rối loạn lo âu. Cũng có thể là do bệnh gan hoặc mạch máu. Nếu nó xảy ra ở người lớn đi kèm sụt cân, đau nhức, sốt, mệt mỏi kéo dài thì có thể do ung thư.
Còn với hiện tượng mồ hôi đầu đổ rất nhiều dù đông hay hè thì thường liên quan tới các bệnh ở cơ quan nội tạng lâu ngày, dẫn tới rối loạn chức năng bài tiết. Các cơ quan liên quan đến việc đổ mồ hôi đầu nhiều có thể là tim, gan và túi mật, hoặc lá lách và dạ dày.
3. Mũi
Hầu hết những người bị đổ mồ hôi nhiều ở mũi thường cho là “cơ địa” hoặc mình thuộc loại da dầu nên bị tiết nhiều dầu, dẫn tới ẩm ướt vùng chữ T trên mặt. Tuy nhiên, sự bất thường trong tiết mồ hôi ở vị trí này có thể phản ánh nhiều vấn đề sức khỏe.
Bác sĩ Chu cho biết, nếu đổ mồ hôi mũi mà tập trung ở sống mũi và 2 bên cánh mũi thì thường vấn đề nằm ở phổi. Y học cổ truyền từ xưa cho rằng điều này là dấu hiệu phổi khí không đủ, độ ẩm của phổi quá cao. Y học hiện đại thì bổ sung thêm là do phổi tích tụ nhiều chất độc hại, chức năng suy giảm, dung tích phổi hoặc thậm chí phù phổi.
4. Lưng
Lưng là một vị trí dễ đổ mồ hôi khi nóng hoặc vận động mạnh, tuy nhiên nó cũng có thể ẩn giấu nhiều vấn đề sức khỏe. Đặc biệt là bạn bị đổ mồ hôi lưng ngay cả khi mát mẻ, ngồi một chỗ hay nằm ngủ dù ban đêm hay ban ngày và các bộ phận khác không gặp tình trạng tương tự.
Bác sĩ Chu nhắc nhở rằng đây có thể là do mất cân bằng hormone, làm rối loạn chức năng vùng dưới đồi, dẫn đến gia tăng thân nhiệt. Tình trạng này thường gặp trong một số bệnh nội tiết như cường giáp (dư thừa hormone tuyến giáp), tiểu đường (thiếu hụt insulin), hạ đường huyết…
Nguồn và ảnh: QQ, Family Doctor
Phụ Nữ Mới