Du lịch Việt Nam chỉ đứng thứ 75/141 thế giới, đâu là những điểm nghẽn cần tháo gỡ?
Năm 2016, ngành như du lịch đang đóng góp 6,6% GDP cả nước, tạo việc làm trực tiếp và gián tiếp đến 2,25 triệu người, giá trị xuất khẩu đến 8,5 tỷ USD. Trong tương lai gần, ngành được giao mục tiêu phấn đấu đóng góp 10% vào GDP cả nước.
- 17-07-2017Không còn để ý đến số lượng lượt khách, đây là cách làm du lịch mới của Thái Lan
- 13-07-2017Làm được điều này, ngành du lịch có thể mang về cho Việt Nam 35 tỷ USD
- 13-07-2017Doanh nghiệp du lịch kỳ vọng gì ở Thủ tướng trong cuộc đối thoại sắp tới?
Trước thềm Diễn đàn Kinh tế tư nhân Việt Nam lần 2 sắp diễn ra, nhiều chuyên gia và người làm trong ngành du lịch đã gặp gỡ, trao đổi nhằm tháo gỡ điểm nghẽn tạo đà phát triển ngành kinh tế mũi nhọn.
Trong những năm gần đây, tốc độ tăng trưởng số lượng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam đạt trung bình khoảng 11%/năm. Chỉ trong vòng 6 tháng đầu năm nay đã có khoảng 6,2 triệu lượt khách, tăng 30% so với cùng kỳ 2016.
Năm 2016, ngành như du lịch đang đóng góp 6,6% GDP cả nước, tạo việc làm trực tiếp và gián tiếp đến 2,25 triệu người, giá trị xuất khẩu đến 8,5 tỷ USD. Trong tương lai gần, ngành được giao mục tiêu phấn đấu đóng góp 10% vào GDP cả nước.
Tuy nhiên theo xếp hạng của Diễn đàn kinh tế thế giới, năng lực cạnh tranh du lịch toàn cầu của nước ta hiện chỉ đứng thứ 75/141 quốc gia. Điểm nghẽn khiến du lịch Việt Nam xếp hạng thấp nằm ở thủ tục và chất lượng, môi trường.
Những giải pháp được đưa ra bao gồm: Ngành du lịch cần có một 'nhạc trưởng' để kết nối giữa du lịch với các ngành có liên quan. Du lịch cần phải được gắn vào quy hoạch giao thông, chú trọng nâng cấp cơ sở hạ tầng về vận chuyển gồm đường không, đường bộ và đường thủy kết nối du lịch. Bên cạnh đó, Việt Nam cần xem xét các chính sách miễn giảm phí visa cho du khách quốc tế.
Về độ mở thị thực, ông Trần Trọng Kiên, Trần Trọng Kiên, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Thiên Minh Group đồng Chủ tịch Nhóm công tác Du lịch Diễn đàn Kinh tế tư nhân Việt Nam đánh giá rất kém. Vị này kể câu chuyện về chuyến đi công tác Thái Lan từng gặp. Tại đây, ông gặp một đoàn khách 16 thanh niên của New Zealand ở sân bay Thái Lan với tình huống trớ trêu. Do không tìm hiểu kỹ, đoàn khách này nghĩ Việt Nam được miễn visa nên đã bay sang Việt Nam nhưng đành quay về Thái Lan. Điều này để lại ấn tượng không được đẹp để kéo họ trở lại.
Đồng quan điểm với ông Kiên, ông Hoàng Nhân Chính, Tổng thư ký Nhóm công tác du lịch Diễn đàn Kinh tế tư nhân Việt Nam (VPSF) đề xuất nâng ngày miễn visa với khách từ 15 lên 30 ngày. Hiện các nước Tây Âu được miễn thị thực đều có mức chi tiêu cao, lưu trú dài. Ông còn đề nghị bổ sung thêm 6 nước khác được miễn visa gồm: Australia, Canada, Hà Lan, New Zealand, Bỉ, Thụy Sĩ. Những quốc gia này có mức lưu trú dài ngày, chi tiêu bình quân khoảng 1.200 USD/ lượt khách, không bộc lộ nguy cơ đối với an ninh hay lưu trú bất hợp pháp và đã được 170 quốc gia miễn thị thực.
Các chuyên gia còn kiến nghị cải thiện tốc độ truy cấp, nâng cấp trang web và cải thiện chính sách thị thực điện tử, đổi tên miền "evisa.xuatnhapcanh.gov.vn" thành "evisa.gov.vn" và công bố rộng rãi để khách dễ tìm kiếm.
Với khách hàng quá cảnh tại Việt Nam, nên áp dụng miễn thị thực quá cảnh 48-72 giờ đối những chuyến bay từ Australia đi châu Âu hoặc ngược lại.
Giảm chi phí thị thực là một góc tiếp cận chuyên gia nước ngoài là ông Gilbert J.B.Whelan, Chủ tịch Công ty ATM Travel Marketing góp ý. Ông lấy ví dụ trước đây, một du khách từ Mỹ chỉ phải trả 25 đô la Mỹ, nhưng nay, với loại thị thực một năm nhập cảnh nhiều lần, mức phí lên đến 135 đô la Mỹ, nếu khách sử dụng dịch vụ làm thị thực thì cần thêm 25 đô la nữa, tức phải trả tới 160 đô la Mỹ để có thị thực vào Việt Nam.
Loại thị thực này có thể tốt đối với khách kinh doanh cần đi-đến nhiều lần nhưng là rào cản lớn đối với du khách bình thường. Với một gia đình bốn người muốn đi du lịch Việt Nam, riêng lệ phí thị thực đã lên đến 640 đô la Mỹ, trong khi nếu họ chọn đến Singapore, Thái Lan, Philippines hay những điểm đến lân cận trong khu vực Đông Nam Á, mức phí này bằng 0.
"Tôi biết đã có nhiều khách hủy chuyến đến Việt Nam và chọn điểm đến khác vì lý do này", chuyên gia này cho biết.
Theo ông để tăng lượng khách từ các nước phương Tây giàu có như Mỹ, Canada và Tây Âu, cần giảm lệ phí thị thực và tăng cường quảng bá, tiếp thị một cách chuyên nghiệp hơn. Hiện nay Việt Nam mới đầu tư chưa đến 2 triệu USD/ năm để xúc tiến du lịch, con số này rất nhỏ so với các nước trong khu vực và trên thế giới.
Trí thức trẻ