TCM – NẮM GIỮ Kết thúc 6 tháng 2015, do các nhà máy hiện tại đã chạy hết công suất nên DT và LN của TCM gần như đã chững lại và ở mức ổn định. Cụ thể, DT tương đương cùng kỳ năm ngoái, ước khoảng 1.327 tỷ đồng (+1% yoy, 48% KH) và LNST tăng tốt ước đạt 90 tỷ (+7% yoy, 53% KH). KQKD Q2.2015 tăng mạnh với DT đạt 715 tỷ đồng (+7% yoy) và LNST đạt 56,5 tỷ đồng (+21% yoy). Lợi nhuận trong kỳ tăng mạnh chủ yếu là do công ty đã giảm tỷ trọng doanh thu của mảng sợi đang gặp nhiều khó khăn và tăng tỷ trọng doanh thu của mảng may, đang có biên lợi nhuận cao nhất trong các hoạt động sản xuất. KHKD 2015 được TCM đề ra với DT đạt 2.780 tỷ đồng (+8,1% yoy) và LNST đạt 170 tỷ đồng (+1,2% yoy), tương đương với EPS forward 2015 là 3.462 đồng/CP và P/E là 10,17 lần. Với triển vọng tăng trưởng tốt của ngành và kỳ vọng hưởng lợi từ hiệp định TPP trong tương lai, chúng tôi khuyến nghị NẮM GIỮ đối với cổ phiếu TCM.
GMC – NẮM GIỮ Lũy kế 6T.2015, DT đạt 621,7 tỷ đồng (+8% yoy, 41% KH) và LNST đạt 38,7 tỷ đồng (+40% yoy, 75% KH). Doanh thu tăng là nhờ các hợp đồng xuất khẩu trong kỳ tăng, ngoài ra, một số các công ty con, liên doanh, liên kết cũng đã bắt đầu ghi nhận lãi (May Sài Gòn Xanh, Blue Exchange...). LNST tăng ấn tượng chủ yếu là nhờ trong kỳ có hoàn nhập quỹ lương dự phòng của năm 2014. Theo đó, chi phí QLDN giảm mạnh -51% yoy, tương ứng với gần 20 tỷ đồng. Khả năng GMC hoàn thành kế hoạch năm là khá khả thi do Q3 mới là mùa cao điểm của ngành dệt may xuất khẩu và thường doanh nghiệp luôn đề ra kế hoạch KD khá thận trọng. Cụ thể, DT đạt 1.500 tỷ đồng (+5,3% yoy) và LNTT đạt 75 tỷ đồng (+1,3% yoy). Theo đó, EPS forward 2015 dự báo ở mức 5.000 đồng/CP. GMC là doanh nghiệp sản xuất tốt, luôn có mức trả cổ tức cao (~20% mệnh giá) và luôn hoàn thành kế hoạch đặt ra nên rất phù hợp với chiến lược đầu tư dài hạn. Tuy nhiên, thanh khoản của GMC khá thấp, do vậy, rủi ro thanh khoản của cổ phiếu này cũng nên được nhà đầu tư cân nhắc trước khi mua.
CSM – THEO DÕI Kết quả kinh doanh của CSM tăng giảm trái chiều trong 6 tháng đầu năm 2015, cụ thể DT tăng mạnh ước đạt 1.954 tỷ đồng (+33% yoy, 55% KH) và LNTT giảm nhẹ ước đạt 205,5 tỷ đồng (-5,5% yoy, 55% KH). Doanh thu 6T.2015 tăng mạnh nhờ hạch toán DT từ mảng BĐS (chiếm đến 20,5%) nhưng DT từ hoạt động cốt lõi của CSM là kinh doanh săm lốp không khả quan như kỳ vọng, chỉ tăng nhẹ 6% yoy. Chúng tôi cho rằng triển vọng 6 tháng cuối năm của CSM sẽ không có đột biến, biên lợi nhuận gộp trong 6 tháng cuối năm khả năng cao cũng sẽ giảm, dự báo cả năm ở mức 9%. Tuy nhiên, với nhu cầu tiêu thụ săm lốp trong nước ngày càng tăng, chúng tôi tin rằng chiến lược duy trì giá bán cạnh tranh sẽ giúp CSM hoàn thành được KHKD 2015 của mình, cụ thể DT đạt 3.563 tỷ đồng (+11% yoy) và LNTT đạt 370 tỷ (-13% yoy). Chúng tôi khuyến nghị nhà đầu tư THEO DÕI đối với cổ phiếu CSM.
VSC – NẮM GIỮ Hoạt động kinh doanh 6T.2015: lợi nhuận tăng cao nhờ sản lượng hàng tăng và điện lạnh Triển vọng năm 2015: tăng trưởng so với năm 2014, vượt xa kế hoạch đặt ra. Chúng tôi dự phóng doanh thu có thể đạt 948 tỷ đồng (+7% yoy, vượt 19% KH), trong đó tăng mạnh mảng cảng biển, kho bãi, giảm mảng vận tải và LNTT đạt 324 tỷ đồng (+7% yoy, vượt 32% KH) nhờ sự tăng trưởng mạnh của biên lợi nhuận gộp. Theo đó EPS forward có khả năng đạt 6.450 đồng/CP và P/E ở mức 8,2 lần, tương đương với các doanh nghiệp cảng khác. VCBS khuyến nghị NẮM GIỮ đối với VSC.