Dù tâm lý tích trữ tăng cao, thực phẩm vẫn không phải là "quán quân" mua sắm trực tuyến giữa mùa dịch COVID-19
Trong bối cảnh dịch COVID-19, nhằm hạn chế lây nhiễm, xu hướng mua sắm của người tiêu dùng Việt chuyển dịch đáng kể từ trực tiếp sang trực tuyến. Top 5 mặt hàng bán chạy nhất đều liên quan tới sản phẩm điện thoại. Kết quả này có thể đến từ nhu cầu gia tăng kết nối khi làm việc tại nhà trong mùa dịch.
Trong bối cảnh dịch COVID-19, nhằm hạn chế lây nhiễm, xu hướng mua sắm của người tiêu dùng Việt chuyển dịch đáng kể từ trực tiếp sang trực tuyến. Báo cáo ghi nhận mới nhất (cuối tháng 3) của Lazada thể hiện sự thay đổi này. Cụ thể,
Thứ nhất: Người dân ưa chuộng mua sắm tiết kiệm, tăng mặt hàng thiết yếu.
Trong đó, Top 8 sản phẩm có sự tăng trưởng đột biến do phần lớn người dân hạn chế ra đường:
+ Máy khử khuẩn không khí
+ Nồi chiên không dầu
+ Lò nướng
+ Thực phẩm đông lạnh và bánh mì tươi
+ Sản phẩm chăm sóc da dành cho nữ
+ Sản phẩm tắm cho em bé
+ Điện thoại di động
+ Túi xách và ba lô
Ngoài ra, ghi nhận bởi Lazada, Top 5 mặt hàng bán chạy nhất đều liên quan tới sản phẩm điện thoại. Kết quả này có thể đến từ nhu cầu gia tăng kết nối khi làm việc tại nhà trong mùa dịch.
Người tiêu dùng tập trung mua sắm tại hai khung giờ: 0 - 1h, 20 - 21h. Đặc biệt, khung giờ 0 - 1h có số lượng người mua lớn do tập trung nhiều chương trình khuyến mãi nhất.
Thứ hai: Nhà bán hàng đẩy mạnh cung ứng, nhiều ngành hàng đạt sự tăng trưởng đáng kể. Trong đó, Top 3 ngành có doanh thu tăng trưởng cao nhất so với ngày thường gồm Điện thoại & Máy tính bảng (tăng trưởng gấp 7 lần), Túi xách và phụ kiện du lịch (tăng trưởng gấp 4 lần) và Mẹ và bé (tăng trưởng gấp 3,6 lần).
Cuối cùng, các hoạt động mua sắm kết hợp với giải trí lên ngôi, khi:
(i) Hơn 1 triệu lượt người dùng theo dõi đại nhạc hội trực tuyến "Ở nhà bỗng vui", chuỗi livestream "Vui khoẻ cùng Lazada" và Guess It - gameshow Đoán Giá.
(ii) Chuỗi livestream kỷ lục kéo dài 88 tiếng đã thu hút hơn 1,5 triệu lượt yêu thích và đạt số lượng người xem gấp 240 lần so với thời gian trước mùa dịch.
Trước đó, một khảo sát khác được thực hiện bởi Nielsen - Infocus Mekong Mobile Panel vào ngày 21/2/2020 với 500 đáp viên sinh sống ở Tp.HCM, Hà Nội và Đà Nẵng ghi nhận, với hành vi lưu trữ thức ăn tại nhà, người tiêu dùng đang gia tăng việc tiêu thụ các ngành hàng như Sợi ăn liền ( 67%), Thực phẩm đông lạnh ( 40%) và Xúc xích tiệt trùng ( 19%). Nước đóng chai và thực phẩm đóng hộp cũng là những ngành hàng đang có xu hướng tăng.
Thêm vào đó, ngành Chăm sóc vệ sinh cá nhân (Nước súc miệng 78%, Chăm sóc cơ thể 45% và Khăn giấy 35%) và Chăm sóc nhà cửa cũng được tiêu thụ nhiều hơn vì mọi người đang quan tâm và bảo vệ sức khỏe của mình trước COVID-19.
Trí Thức Trẻ
Sự kiện: Giảm đau kinh tế
Xem tất cả >>- Nhân lúc giá dầu "rẻ như cho", TQ đã quyết định làm điều này: Cao thủ không bằng... tranh thủ?
- "Lột xác" căn studio ngoạn mục chỉ với 45 triệu đồng sau 1 tuần
- Thỏa thuận 600 triệu USD rơi vào cảnh "ngàn cân treo sợi tóc" sau vụ đụng độ biên giới Trung - Ấn
- PVFCCo vượt qua nhiều thách thức giữ vững vị thế đầu ngành
- Doanh nghiệp vừa và nhỏ áp dụng công nghệ số để duy trì hoạt động trong mùa dịch Covid-19