Đưa chỉ số gây ung thư về 0, 'tấm áo rực rỡ' của hàng triệu sản phẩm Việt vượt ải khắt khe châu Âu và Mỹ
Bí quyết nào giúp sản phẩm này đạt các tiêu chuẩn an toàn sức khỏe, phát triển bền vững khắt khe của châu Âu và Mỹ?
- 05-11-2024Chiều cao có liên quan đến tuổi thọ: Người cao hay thấp sẽ sống lâu hơn, câu trả lời khiến nhiều người bất ngờ
- 05-11-2024Việt Nam có "thằn lằn sấm" 400 tuổi, cao 30m, phải 20 người mới ôm hết vòng thân
- 05-11-2024Cụ ông 95 tuổi vẫn kéo tạ mỗi ngày, tất cả nhờ 3 bí quyết đơn giản: Ai làm được tốt cả thể chất lẫn tinh thần
Loại sơn đạt chỉ số “0” về gây hại sức khỏe
Sơn là lớp phủ hoàn thiện được sử dụng trên rất nhiều lĩnh vực cuộc sống. Các cấu trúc và vật dụng như tường nhà, cửa ra vào, cửa sổ, thiết bị gia dụng, nội thất, xe cộ, điện thoại di động, máy tính… tất cả đều có được một “tấm áo rực rỡ” chính là nhờ sơn.
Không chỉ vậy, lớp sơn mỏng, chỉ vài phần nghìn mét, nhưng lại có khả năng bảo vệ các công trình, vật dụng khỏi những tác động xấu như rỉ sét, ăn mòn, hóa chất, nhiệt độ, tia UV, độ ẩm, nấm mốc, vi khuẩn dưới điều kiện môi trường khắc nghiệt nhất.
Nhưng đó là nói về cái lợi, còn mặt trái của sơn cũng là vấn đề từng rất khó giải quyết. Một điển hình trong đó là đồ gỗ hay kim loại dùng loại sơn gốc dung môi. Loại sơn này chứa các hợp chất hữu cơ dễ bay hơi (gọi là VOCs) như formaldehyde, xylene và benzene… có thể gây hại đến sức khỏe tùy nồng độ của nó trong sơn và tùy mức độ tiếp xúc với con người, chủ yếu qua dạng hít phải mùi độc hại. VOCs đặc biệt nguy hiểm cho phụ nữ mang thai và có thể gây dị tật thai nhi. Thành phần APEO trong sơn, mặc dù chiếm tỷ lệ nhỏ, cũng rất nguy hiểm vì có thể gây rối loạn hormone, ảnh hưởng đến hệ nội tiết và kích thích sự phát triển của tế bào ung thư.
Một nghiên cứu của các nhà khoa học Mỹ năm 2022 chỉ ra rằng tiếp xúc lâu dài với sơn có thể gây mất chức năng phổi và các vấn đề nghiêm trọng về phổi. Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) khuyến cáo rằng sơn không những gây nguy hiểm cho người lớn và trẻ nhỏ mà còn có thể gây hại cho thú cưng.
Vì lý do này, từ năm 2025, nhiều quốc gia sẽ thực hiện chính sách nghiêm ngặt hơn về phát thải VOCs, điều đó buộc doanh nghiệp khắp thế giới phải chuyển sang sản phẩm sơn thân thiện với môi trường và sức khỏe.
Công nghệ sơn gốc nước, hay còn gọi là sơn hệ nước, là lời giải đáp cho bài toán khó. Và Công ty CP Sao Việt Nam đang là một trong những đơn vị tiên phong khi sáng chế, phát triển sơn gỗ an toàn gốc nước G8 Green.
Sơn nước ngày nay được tạo ra từ nhiều công nghệ đa dạng, tuy nhiên các thành phần cơ bản đều bao gồm chất tạo liên kết (nhựa acrylic emulson), bột màu (pigment), dung môi là nước, và chất phụ gia. Trong đó, chất tạo liên kết là nhựa hay phụ gia đều là những hệ phân tán trong nước.
Sơn gốc nước đáp ứng được mọi nhu cầu sơn, phủ, làm đẹp trong xây dựng, nội thất, và các sản phẩm phổ biến trong cuộc sống. Nó vẫn bảo đảm đặc tính bám dính cao, chống nóng, chống thấm, chống gỉ sét, trang trí, trưng bày. Thậm chí, một số loại sơn gốc nước an toàn với cả vật dụng có tiếp xúc thực phẩm.
Đại diện thương hiệu G8 Green chia sẻ, sản phẩm này là kết quả của nhiều năm kinh nghiệm và nghiên cứu trong lĩnh vực sản xuất sơn gỗ, áp dụng công nghệ Châu Âu. Về mặt công dụng, nó vẫn sở hữu bảng màu phong phú, có độ bền cao và được sử dụng rộng rãi cho cả đồ gỗ trong nhà và ngoài trời, cũng như các sản phẩm từ mây tre, sơn mài và đồ thủ công mỹ nghệ.
Về mặt an toàn, G8 Green tuân thủ tiêu chuẩn xanh thông qua việc kiểm soát chặt chẽ hàm lượng formaldehyd và VOCs trong sản phẩm, đảm bảo dưới 10 hoặc còn 0. Riêng tiêu chuẩn về “mức độ ảnh hưởng sức khỏe” là 0. Nhờ vậy, G8 Green đã được nhận các chứng nhận quốc tế như ISO – MATT – 0066 của IKEA, RoHS và REACH của châu Âu, ASTM – F963 của Hoa Kỳ và EN 17-3 của châu Âu.
Kết quả kiểm tra độ an toàn của sơn gỗ gốc nước G8 Green
Ảnh hưởng sức khỏe: 0
Khả năng bốc cháy: 0
Khả năng phản ứng: 0
Thiết bị bảo hộ: B
Hàm lượng VOC: 0
Đạt tiêu chuẩn: REACH, EN 71-3, Foodcontact,...
“Thẻ xanh” cho hàng triệu đồ thủ công mỹ nghệ Việt
Làng Cát Đằng ở xã Yên Tiến, huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định giống như nhiều làng quê khác ở Việt Nam đã trải qua không ít biến cố lịch sử, nhưng nghề làm sản phẩm sơn mài truyền thống vẫn được bảo tồn và phát triển mạnh mẽ.
Sản phẩm sơn mài của làng Cát Đằng ngày càng nổi tiếng bởi chất lượng xuất sắc và giá trị nghệ thuật đỉnh cao. Đặc biệt, những người thợ thủ công ở Cát Đằng đã phát triển một phương pháp làm sơn mài trên nứa, một sự kết hợp độc đáo giữa truyền thống và hiện đại bằng việc áp dụng kỹ thuật lâu đời vào chất liệu mới để không chỉ buôn bán trong nước mà còn vươn ra thế giới.
Quá trình tạo ra sản phẩm sơn mài từ nứa không những đòi hỏi kỹ thuật cao mà còn cần sự kiên nhẫn và tỉ mỉ.
Đầu tiên, việc lựa chọn nguyên liệu phải hết sức cẩn thận; nứa không được quá non hoặc quá già và phải ngâm trong thời gian ít nhất 3 tháng để đảm bảo độ bền chống lại mối mọt. Bước tiếp theo là pha nan, vót và đánh bóng cho chúng thật mịn màng. Nan nứa sau đó được uốn nắn và gắn chặt vào khuôn, phủ keo đảm bảo không có khoảng trống giữa các vòng nứa và tiếp tục mài cho tới khi bề mặt trở nên bóng loáng. Cuối cùng, nghệ nhân sẽ phun sơn lên sản phẩm và thực hiện các công đoạn trang trí hoa văn.
Trong toàn bộ quá trình này, việc pha chế và phun sơn đòi hỏi sự khéo léo nhất do đây là bước quyết định đến chất lượng và bí quyết của nghề. Mặc dù đã có nhiều người từ nơi khác đến Cát Đằng để học hỏi, song không phải ai cũng có thể nắm bắt hết được các bí mật trong cách pha trộn sơn, đặc biệt là kỹ thuật xử lý sơn để không bị phai màu khi trời mưa.
Nhưng còn một rào cản khác để sản phẩm sơn mài Cát Đằng có thể tiến vào những thị trường khó tính như: Mỹ, EU, Nhật Bản, Nga, thậm chí là ngay tại ASEAN. Đó chính là yếu tố thân thiện môi trường, an toàn sức khỏe.
Để phù hợp với những yêu cầu khắt khe của thị trường quốc tế, làng nghề Cát Đằng đã có “cuộc bắt tay lịch sử” với và Công ty CP Sao Việt Nam, chuyển đổi từ việc sử dụng sơn dung môi (chứa rất nhiều VOCs) sang sơn an toàn gốc nước G8 Green, thân thiện với môi trường, bảo vệ sức khoẻ cả người thợ sơn lẫn người dùng.
Hay nói cách khác, G8 Green chính là “thẻ xanh” thông hành bền vững của sản phẩm sơn mài Cát Đằng nói riêng, sản phẩm thủ công mỹ nghệ cần đến sơn nói chung của Việt Nam.
Sau bước chuyển đổi này, hiện nay, nhiều sản phẩm thủ công mỹ nghệ của làng nghề Cát Đằng đã được nhiều gia đình ở Mỹ, Đức, Anh, Nhật tin dùng. Kể từ năm 2015 đến nay, số lượng sản phẩm dùng sơn gốc nước G8 Green bán ra đã vượt qua mốc 1 triệu sản phẩm. Nhờ vậy mà thu nhập và đời sống vật chất, tinh thần của người dân Cát Đằng đã được cải thiện. Thống kê sơ bộ cho thấy, tổng giá trị sản phẩm hằng năm của làng nghề lên tới hàng trăm tỷ đồng, thu nhập bình quân của người lao động ngày càng được nâng cao.
Nhờ vào sự đóng góp và đầu tư của người dân trong những năm qua, hệ thống cơ sở hạ tầng và các công trình phúc lợi ở địa phương đã được xây dựng và phát triển. Các cơ sở văn hóa được xây mới và nhiều di tích lịch sử cũng đã được trùng tu, góp phần tạo nên một môi trường văn hóa lành mạnh.
Theo thống kê của Hiệp hội Xuất khẩu hàng Thủ công Mỹ nghệ Việt Nam, hiện tại chỉ 30-50% các nhà sản xuất thủ công mỹ nghệ tại Việt Nam đáp ứng nhu cầu hợp chuẩn quốc tế. Hơn nữa, thị trường quốc tế yêu cầu các nhà cung cấp cần hợp chuẩn về chất lượng (31,9%), hợp chuẩn về xã hội (24,6%) và hợp chuẩn về môi trường (22,3%).
Từ thành công của mô hình Cát Đằng x G8 Green, có thể thấy sự kết hợp hoàn hảo giữa truyền thống và hiện đại có thể hỗ trợ làng nghề thủ công mỹ nghệ tương tự như Cát Đằng tăng cường khả năng sản xuất số lượng lớn sản phẩm với giá thành thấp nhưng vẫn đảm bảo chất lượng, an toàn, từ đó đạt tiêu chí xuất khẩu vào những thị trường khó tính nhất.
Bên cạnh khâu sản xuất bền vững, việc ứng dụng công nghệ hiện đại trong tiếp thị, thương mại cũng là điều cần tính tới. Về khía cạnh này, riêng trên nền tảng mạng xã hội lớn bậc nhất Việt Nam là Tiktok, TikTok Shop đang tiến hành hai chương trình “Chợ Phiên OCOP” và “Tự Hào Hàng Việt" nhằm hỗ trợ cộng đồng và doanh nghiệp địa phương phát triển thông qua mở rộng quảng bá nông đặc sản Việt.
Các chiến dịch của Tiktok Shop như "Chợ Phiên OCOP" và "Tự Hào Hàng Việt" với các hashtag #OCOP, #TuHaoHangViet đã triển khai thực tế ở 29 tỉnh, thành phố. Trên chính nền tảng TikTok, đã có gần 2.000 phiên livestream bán hàng với sự đồng hành của hơn 500 nhà sáng tạo nội dung, gần 21.000 video có hashtag #OCOP trên TikTok đã được tải lên, thu hút hơn 1,998 tỷ lượt xem. Tương tự, với chương trình "Tự hào Hàng Việt" trên TikTok Shop hiện có hơn 68.000 sản phẩm đa dạng ngành hàng, ghi nhận hơn 3.000 phiên livestream bán hàng, 11.008 video có hashtag #TuhaohangViet trên TikTok thu hút hơn 413 triệu lượt xem.
Giải thưởng Hành động vì Cộng đồng - Human Act Prize 2024 với chủ đề "Cộng đồng kiến tạo" tiếp tục tìm kiếm, vinh danh và kết nối những cá nhân, tổ chức đang dấn thân vì cộng đồng trên cả nước. Trong Lễ công bố Giải thưởng, tổ chức ngày 23/09/2024 tại khách sạn Sheraton Hanoi West , Human Act Prize chính thức công bố những điểm nhấn mới của Mùa giải 2024:
1. Ra mắt ấn phẩm "Dấu ấn tiên phong - Đổi mới trong tác động xã hội tại Việt Nam" – Cuốn cẩm nang hoàn chỉnh đầu tiên dành cho người hoạt động cộng đồng ở Việt Nam.
2. Ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác với các đơn vị hỗ trợ giải thưởng:
PwC (PricewaterhouseCoopers) – Một trong bốn công ty kiểm toán hàng đầu thế giới, tiên phong hỗ trợ doanh nghiệp tích hợp yếu tố bền vững vào hoạt động kinh doanh.
Social Impact - Nền tảng giáo dục đầu tiên được thành lập bởi chính các nhà hoạt động cộng đồng ở Việt Nam nhằm thúc đẩy tri thức về phát triển bền vững.
Nền tảng TikTok - Nền tảng video dạng ngắn hàng đầu thế giới, đồng hành lan tỏa những câu chuyện tích cực, tôn vinh những cá nhân, tổ chức đang nỗ lực vì cộng đồng, từ đó truyền cảm hứng cho nhiều người cùng chung tay tạo ra những thay đổi tích cực
Đơn vị bảo trợ truyền thông: 13 cơ quan báo chí đã sẵn sàng đồng hành cùng Human Act Prize 2024 để lan tỏa những điều tốt đẹp nhất cho cộng đồng: Vietnamnet, Vietnam Plus, Lao động, Dân trí, Tiền phong, Đại Đoàn Kết, Công thương, Nông nghiệp, Dân Việt, Nhà báo và Công luận, Hà Nội Mới, Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội, Đài Truyền hình TpHCM, Tiktok
Human Act Prize 2024 quy tụ các dự án phát triển bền vững, các sáng kiến đóng góp cho cộng đồng của nhiều doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân trong nước, như Công ty Cổ phần Canifa, Tổng công ty Hàng không Việt Nam - Vietnam Airlines, Trung tâm bảo tồn thiên nhiên Gaia, đội ngũ sản xuất chương trình Như Chưa Hề Có Cuộc Chia Ly, quỹ học bổng Vừ A Dính, và nhiều đơn vị khác…
Rất mong nhận được sự quan tâm và ủng hộ của cộng đồng!
Website chính thức: https://humanactprize.org
Đời sống pháp luật
Sự kiện: Human Act Prize 2024
Xem tất cả >>- Dàn nhạc giao hưởng vì cộng đồng ở Việt Nam: Dùng âm nhạc đưa trẻ tới trường
- Xưởng đồ da của anh em đường phố đã đến TP.HCM, ấp ủ cả kế hoạch mở rộng tại Đà Nẵng
- Nhà hàng pizza Việt Nam giành giải thưởng lâu đời tại Mỹ & con đường biến thứ vô dụng thành hữu dụng
- Sân Chơi Cầu Vồng: Nơi chắp cánh hy vọng và ước mơ tuổi thơ cho trẻ em nghèo
- Canifa và hành trình 20 năm lan tỏa “hơi ấm mùa đông” tới trẻ vùng cao