Đưa con trai 3 tuổi đến buổi tiệc chung, trưởng phòng làm khó bắt góp thêm 350k: Tôi lập tức nộp đơn nghỉ việc, ngây người trước quyết định của giám đốc
Tôi thấy mình vô cùng may mắn khi gặp được một vị sếp tâm lý và đối xử công bằng.
- 23-07-2024Nghỉ công việc lương thấp về làm sếp tại công ty người quen, lương 104 triệu đồng/tháng, tôi phải nghỉ sau 2 năm khi mất đi 1 thứ
- 23-07-2024Sếp nhắn tin lúc 21h không rep, bị lập biên bản: Nhân viên lên mạng hỏi không biết mình sai ở khúc nào?
- 19-07-2024Sếp mời đi ăn nhưng trốn về trước, nhân viên đành tự trả tiền: Tin nhắn sau cùng mới bất ngờ
Buổi liên hoan ngượng ép
Tôi là một người mẹ đơn thân. Năm đó vì muốn rời khỏi thành phố đã mang đầy tổn thương nên tôi đã một mình ôm gái 3 tháng tuổi đến một thành phố xa lạ làm việc. Thời gian thấm thoát thoi đưa, thoáng chốc đã gần 3 năm, con trai tôi đã lên ba.
Trong công việc, tôi là người có trách nhiệm, chăm chỉ, chịu khó, thành tích làm việc xuất sắc, mối quan hệ của của tôi và đồng nghiệp khá tốt. Chỉ có điều, trưởng phòng của tôi, Đại Mai, mãi chưa đề xuất cho tôi tăng lương hay thăng chức. Tôi không biết lý do tại sao, có lẽ là tôi và chị ấy sinh ra đã không hợp. Từ lúc vào làm, chị luôn gây khó dễ với tôi.
Cách đây không lâu, chị Đại Mai bảo tôi tăng ca ngày nghỉ, sau đó mấy người đồng nghiệp rủ nhau đi ăn liên hoan. Mỗi người nộp 150 NDT (tương đương với 522 nghìn VND) mục đích là để nâng cao tinh thần đoàn kết của nhân viên trong công ty. Đa phần, mọi người đều không hứng thú vì tăng ca không được thêm tiền huống hồ giờ phải phụ ra một khoản không nhỏ.
Với lại, chị Đại Mai là người phụ nữ có tuổi, con cái đã lớn không cần phải chăm sóc, chồng có sự nghiệp riêng nên trong nhà không có quá nhiều việc phải bận tâm. Hai ngày cuối tuần thoải mái, tự do làm điều mình muốn. Vì vậy, chị ấy thích tăng ca, tụ tập hay những việc tương tự như thế này.
Chị ấy nghĩ những bữa ăn này có thể gia tăng tình cảm tập thể. Nhưng mỗi người đều có nhiều việc ở nhà, không phải đưa đón con đi học thì cũng phải chăm sóc bố mẹ già, lo chuyện nhà cửa. Vậy nên, khi đề xuất hoạt động này không ai muốn đi. Khổ nỗi, nhìn sắc mặt của cấp trên, những điều này không ai dám nói ra.
Tôi không còn cách nào khác. Hai ngày nghỉ cuối tuần, nhà giữ trẻ không mở đành phải gửi tạm nhà hàng xóm. Đến tối phải nấu cơm cho con gái nên tôi không tham gia buổi liên hoan tối. Tôi xin phép chị Mai, nhưng chị không đồng ý, nói tôi làm mất tinh thần đồng đội. Thực tế, không biết làm như thế nào, tôi đành phải mang con gái Niuniu đi cùng. Chị nói nếu tôi nộp thêm 100 NDT (tương đương với 350 nghìn đồng VND) thì có thể. Nghe chị nói, tôi tức đến nỗi suýt khóc. Vì chỉ là cấp dưới nên tôi ngậm ngùi đóng thêm tiền.
Câu hỏi khó của cấp trên
Buổi tối hôm ấy, do lần đầu con trai tôi đi ăn tiệc, nhìn thấy nhiều đồ ăn ngon, con rất vui nên hơi phấn kích. Con vừa hát vừa nhảy, thêm vào nữa được các cô các chú khen nên càng hát càng hăng.
Đột nhiên, lúc này chị Mai hỏi Niuniu: “Bé con đi lớp có được phiếu bé ngoan không?”. Niuniu ngoan ngoãn đáp lại “Dạ không ạ, vì mẹ con không đón con đúng giờ nên có giáo không vui, thế là không cho con phiếu bé ngoan”. Con nói xong, mọi người đều nhìn tôi với ánh mắt cảm thông.
Chị hỏi tiếp:
-Con không được phiếu bé ngoan, mẹ con có buồn không?
-Mẹ con đương nhiên không vui, mẹ con hay khóc ở nhà lắm ạ.
-Vậy, tại sao mẹ lại khóc, có phải vì Niuniu ở nhà không nghe lời?
-Không phải con hư mà ở công ty có một người thường hay mắng mẹ.
Tôi ngăn Niuniu không nói nữa, nhưng bé cứ khăng khăng là sự thật. Tôi tức giận đưa con ra ngoài khiến bé khóc lớn. Bữa liên hoan cũng vì thế mà chẳng vui vẻ nổi.
Nỗ lực được đền đáp
Cách đây không lâu, chị Mai tìm ra một lỗi nhỏ trong công việc của tôi, yêu cầu tôi phải chủ động từ chức nếu không sẽ làm ảnh hưởng đến đồng nghiệp khác.
3 năm nay làm việc với chị, tôi phải đè nén nhiều chuyện, nếu cứ tiếp tục như vậy thì tôi sẽ chẳng thể nào vui vẻ, chẳng thể nào mà phát triển lên được. Tôi thức cả đêm để nghĩ kĩ, hôm sau tôi quyết định viết đơn xin thôi việc lên giám đốc. Sếp gọi tôi vào phòng làm việc, anh ấy xé đơn nghỉ việc của tôi nói: “Chuyện bữa tiệc hôm qua tôi đã biết, em là người có năng lực, chăm chỉ. Chỉ là Đại Mai sợ em vượt mặt qua cô ấy nên gây khó dễ cho em. Người như vậy thì không nên đứng đầu một tập thể.”
Nói xong, sếp đưa tôi một phong thư. Tôi mở ra, bên trong là là giấy bổ nhiệm chức vụ trưởng phòng.
“Anh không nhìn nhầm người, hôm qua anh đã cho Đại Mai nghỉ việc rồi, đồng thời tuyên bố em sẽ thay vị trí của cô ấy. Mọi người đều rất vui mừng. Em cứ đồng ý đi, Dẫn dắt mọi người, làm tốt công việc của mình, theo đuổi cuộc sống hạnh phúc em thuộc về.”
Tôi cầm tờ giấy rồi bật khóc và nghĩ rằng mình vô cùng may mắn khi gặp được một người sếp tâm lý và công bằng.