Đua nhau dùng xe điện, dân chung cư thành người ‘thiệt thòi’ nhất
Khi nhu cầu xe điện tăng nhanh, việc sạc xe đã và đang trở thành vấn đề cấp bách đối với cơ sở hạ tầng. Chúng như những “quả bom hẹn giờ” cần được tháo gỡ nhanh chóng.
- 08-06-2022Một xu hướng đầu tư bùng nổ trên toàn cầu nhưng có nguy cơ trở thành ‘bong bóng tài chính’
- 06-06-2022Năng lượng vô hạn, không ô nhiễm và an toàn nhất thế giới: Giấc mơ viển vông về “mặt trời nhân tạo” đang trở thành sự thật
- 03-06-2022Công nghệ bị gạt bên lề bỗng được trọng dụng khi xe điện bùng nổ, toàn ngành liệu có thay đổi lớn?
Vấn đề nan giải khi người sống chung cư dùng xe điện
Sau khi đặt mua chiếc xe điện, điều tiếp theo mà Jules Stewart làm là hỏi người quản lý toà chung cư nơi bà sống về việc lắp đặt điểm sạc điện trong hầm để xe.
Jules Stewart, 60 tuổi, là một người chuyên viết diễn văn. Bà cho biết bà sẵn lòng thanh toán hoá đơn và không cần bất cứ thứ xa xỉ gì như Tesla Powerwall hoặc sạc ba pha. Bà chỉ cần một phích cắm để sạc xe qua đêm.
Stewart nói: "Đó là một ổ sạc 240V bình thường. Tôi không nghĩ chủ sở hữu xe sẽ bận tâm vì họ cuối cùng họ sẽ có điện trong nhà để xe, thứ mà trước đây không có. Vì vậy, đó là điều có lợi dành cho họ".
Nhưng từ khi đưa ra yêu cầu vào tháng 12, bà đã không nghe ngóng thêm được gì, mặc dù đã theo dõi đến 2 lần.
Nhà của Stewart là một trong số 25 căn hộ thuộc khu chung cư được xây dựng từ thập niên 60. Vì vậy, người quản lý chung cư sẽ phải xác nhận với ủy ban quản lý khu dân cư xem bà ấy có được phép lắp đặt phích cắm hay không, trước khi yêu cầu chủ sở hữu cho phép".
Giáo sư Cathy Sherry, thuộc khoa luật và tư pháp Đại học New South Wales, cho biết có nhiều khó khăn cản trở những người sống trong chung cư sử dụng xe điện, lắp đặt các tấm pin mặt trời hoặc chuyển từ khí đốt sang điện để nấu ăn và sưởi ấm.
Vấn đề tài chính chỉ là một trong số rất nhiều trở ngại khác. Và đối với những người đi thuê, tức khoảng một nửa số người sống trong các căn hộ trên toàn Australia, họ có thể không vượt qua được những rào cản.
Báo cáo Australasian Strata Insights năm 2020 của Trung tâm Nghiên cứu Tương lai Thành phố UNSW cho thấy Australia có 340.601 khu chung cư trên khắp cả nước, là nơi sinh sống của 2,2 triệu người.
Sherry cho biết hệ thống dân cư, quản lý tập thể các phần tài sản chung, thường đi ngược lại việc ra quyết định tối ưu.
Chỉ có chủ sở hữu mới có thể bình chọn trong các ủy ban dân cư. Trong nhiều trường hợp khi nói đến những cải tiến giúp giảm lượng khí thải, nhưng lại tốn kém tiền bạc trong ngắn hạn, mối quan tâm của những người sống trong căn hộ và các nhà đầu tư có thể mâu thuẫn với nhau.
Hơn 1/10 căn chung cư trên khắp Australia bị các nhà đầu tư bỏ trống. Ở Tây Australia, Queensland và Nam Australia, tỷ lệ này là gần 1/5.
Sherry nói: "Các nhà đầu tư thường chỉ muốn tiền. Đâu là động lực cho những người sở hữu đầu tư bất động sản mà họ thậm chí không cho thuê để thực hiện nâng cấp xanh trong một tòa nhà chung cư?".
Nathan Hage tại một điểm sạc xe điện trong hầm một toà chung cư ở Sydney, Australia. Ảnh: The Guardian.
Lợi ích tài chính khi làm điều đúng đắn
Tòa nhà Zinc ở Alexandria, Sydney là minh chứng cho những gì các toà chung cư có thể làm.
Nathan Hage, 45 tuổi, là nhân viên logistic của chuỗi cung ứng và là người phục vụ trong ủy ban dân cư của tòa nhà. Ông cho biết khi toà chung cư được xây dựng vào năm 2005, các nhà phát triển đã không chú ý đến tính bền vững.
Hai thập kỷ trôi qua, tòa nhà 45 căn hộ có 10 bộ sạc xe điện ở tầng hầm, với công suất đáp ứng nhu cầu gia tăng. Ngoài ra, 24kW điện mặt trời được lắp đặt trên mái nhà và 70kW khác sẽ được lắp bổ sung trong thời gian tới.
"Đã có những người đến thăm, đứng trong bãi đỗ xe, nhìn vào bộ sạc xe điện và nói: Ông làm việc này bằng cách nào?", Hage nói.
Quá trình này đã được hỗ trợ bởi một số tiện ích, ví dụ như thiết bị có kích thước bằng một chiếc máy tính được lắp đặt trong buồng điện của tòa nhà, cho phép phân phối năng lượng mặt trời một cách công bằng giữa các căn hộ.
Hage nói rằng ông đã gặp may mắn ở phần khó nhất là thuyết phục các chủ sở hữu căn hộ khác cùng cam kết.
Ông nói: "Mỗi bước bạn thực hiện đều trở nên thú vị hơn vì các lợi ích tích lũy lẫn nhau. Một khi bạn thực hiện bước nhảy vọt để sử dụng năng lượng mặt trời, bạn sẽ chi tiêu ít đi để có thể đủ khả năng đầu tư nhiều tiền hơn vào các cải tiến năng lượng mặt trời và những thứ khác".
Hiện ông cho biết tòa nhà đang xem xét các lựa chọn về pin và thay thế hệ thống cấp nước nóng bằng gas.
Mỗi công trình sẽ có những nhu cầu khác nhau
Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp khác, quá trình này còn khó khăn hơn nhiều. Brent Clark là giám đốc điều hành của Wattblock, một công ty tư vấn làm việc với các ủy ban dân cư để cải thiện tính bền vững của các khu chung cư. Ông nói rằng uỷ ban quản lý dân cư là một phần quá trình điện khí hóa bị trì trệ.
Clark nói: "Hãy coi các tầng lớp người dân là cấp thứ tư của chính phủ. Bạn đã có liên bang, tiểu bang, địa phương và sau đó là các tầng lớp dân cư. Những tòa nhà đó sẽ không khử carbon theo ý muốn của chính người dân, họ cần sự trợ giúp từ các cấp chính phủ thứ nhất, thứ hai và thứ ba để giúp họ trên con đường khử carbon, điện khí hóa".
Clark cho rằng cư dân của các tòa nhà đã cũ là những người phải đối mặt với nhiều thách thức lớn nhất. Mỗi tòa nhà sẽ có những nhu cầu khác nhau, nên không có một giải pháp chung cho tất cả.
Tuy nhiên, Clark cho biết các tòa nhà cũ có khả năng sẽ bị buộc phải tăng ít nhất gấp đôi hoặc gấp ba công suất để đáp ứng nhu cầu trong tương lai của khách thuê. Nhiều cư dân chung cư cũng đang tìm kiếm các thiết bị sạc cho xe điện trong bãi đỗ xe của tòa nhà.
Ảnh: The Guardian
"Quả bom hẹn giờ" trong các tầng hầm chung cư
Dale Cohen, thư ký của ủy ban dân cư Richmont, ngoại ô Pyrmont nội thành của Sydney, cho biết hành động khử carbon trong các khu chung cư bị trì hoãn càng lâu thì càng trở nên cấp bách và tốn kém hơn.
Cohen, hiện là chủ sở hữu của một chiếc xe Tesla, đã từng lái một chiếc Mitsubishi plug-in hybrid vào năm 2017. Khi ấy, anh đã gặp ủy ban quản lý tòa nhà của mình để trao đổi về việc nâng cấp hỗ trợ sạc xe điện trong hầm để xe 3 tầng.
Anh bắt đầu tự hỏi điều gì sẽ xảy ra nếu nhiều người bắt đầu lái xe điện hơn. Điều gì sẽ xảy ra nếu tất cả mọi người đều sạc cùng một lúc? Nguồn điện của tòa nhà có công suất bao nhiêu? Ai sẽ trả tiền? Và họ sẽ làm điều đó như thế nào?
Những câu hỏi của Cohen mất 5 năm mới có thể trả lời.
Một trong những thách thức cấp bách nhất là nhận được số phiếu cần thiết của ủy ban dân cư để thông qua bất kỳ thay đổi nào. Những thách thức được nới lỏng với các cải cách ở New South Wales, vùng lãnh thổ thuộc Australia và Tây Australia đã hạ thấp ngưỡng biểu quyết cần thiết của chủ sở hữu từ 75% xuống 50%.
Sau đó là các vấn đề về hậu cần và kỹ thuật liên quan đến việc trang bị thêm cho một một tòa nhà 9 tầng và chi phí thực hiện.
Cohen nói: "Để thực hiện một thay đổi chấn động và điện hóa mọi thứ trong tòa nhà của chúng tôi sẽ tốn hơn 500.000 USD. Chúng tôi cần 100% chủ sở hữu có xe điện để có thể thực hiện điều đó".
"Tôi đã từng nói trước đây rằng trong tầng hầm của các tòa nhà chung cư trên khắp đất nước có những quả bom hẹn giờ. Đó là thứ tôi nghĩ. Đó là vấn đề lớn như thế nào", anh nói.
Cohen cho biết tòa nhà của anh hiện đã được triển khai theo giai đoạn, sẽ cho phép ô tô điện để ở mọi nơi trong hầm khi nhu cầu tăng lên, một dự án sẽ có chi phí "hơn 100.000 USD".
Chris Duggan, giám đốc điều hành tại Hiệp hội Cộng đồng Dân cư Australia, cho biết sạc xe điện đã trở thành vấn đề đại diện cho tính bền vững và những rủi ro do biến đổi khí hậu gây ra.
Duggan nói: "Theo truyền thống, chính sách phân biệt tầng lớp dân cư và chính sách nhà ở thường tập trung nhiều hơn vào chính sách mỗi căn hộ. Sẽ đến lúc sạc xe điện trở thành một yêu cầu về cơ sở hạ tầng".
Nếu những nâng cấp không được thực hiện, người thuê thậm chí thể hiện quan điểm bằng việc chuyển đi nơi khác. Những tòa nhà không thể cung cấp tiện nghi bền vững sẽ bị giảm giá trị.
Duggan nói rằng chính phủ cần triển khai một chiến dịch giáo dục để hướng dẫn các ủy ban quản lý tìm cách thay đổi và một chương trình tài trợ dành riêng cho từng tầng lớp dân cư để giúp trả tiền cho việc nâng cấp các tòa nhà cũ.
Sherry nói rằng các chính phủ "rất hiếm khi" bắt buộc tòa nhà chung cư hiện nay trang bị thêm tiện ích. Hầu hết các biện pháp đã thành công, chẳng hạn như lắp đặt hệ thống báo cháy và khóa cửa sổ để ngăn trẻ em ngã ra ngoài, đều có quy mô nhỏ và rẻ.
Bà Sherry cho rằng giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu sẽ phức tạp hơn nhiều. "Có hàng trăm nghìn kế hoạch ở Australia, không có lý do gì mà tất cả đều tốn sức cải tổ những thứ đã tồn tại. Họ cần sự ủy thác và hướng dẫn. Đó là thực tế".
Nguồn: The Guardian