Đứa trẻ có xuất thân từ gia đình có điều kiện giáo dục tốt hay không, nhìn vào hai dấu hiệu này sẽ rõ
Cha mẹ khen ngợi con nhiều hơn, dạy con cách hòa đồng với người khác, có như vậy khả năng trò chuyện và tu dưỡng bản thân của trẻ sẽ được cải thiện, triển vọng hơn khi lớn lên.
- 17-12-2022Thần đồng 5 tuổi nói tiếng Anh lưu loát, 13 tuổi đỗ ĐH danh giá: Thành công từ cách giáo dục khác biệt của gia đình, 'tuột dốc' đáng tiếc vì một nguyên do
- 17-12-2022Tiến sĩ Giáo dục chỉ ra 1 điều VÔ CÙNG QUAN TRỌNG trong vụ việc bé 9 tuổi bị đánh do "đè nút đóng cửa thang"
- 16-12-2022Ông trùm giáo dục Trung Quốc: Biết đối mặt với 3 nỗi sợ này mới có thể thoát nghèo, xoay chuyển vận mệnh chỉ trong lòng bàn tay
- 13-12-2022Giá cao, ít mặt hàng, làm sao để doanh thu vẫn cao vút: Siêu thị đắt đỏ nhất nước Mỹ Whole Foods sẽ dạy bạn về nghệ thuật “giáo dục khách hàng”
- 11-12-2022Cách giáo dục trẻ của một châu lục mà ai cũng học hỏi được: Trẻ lớn lên tự lập, bản lĩnh phi thường
- 05-03-2022Nghịch lý: Thừa điều kiện kinh tế nhưng giới nhà giàu ở Mỹ cho con theo học trường công lập ngày càng nhiều, CEO tập đoàn giáo dục đưa ra 4 lý do thuyết phục
Điều kiện gia đình của một đứa trẻ có liên quan trực tiếp đến nền giáo dục mà trẻ có thể nhận được. Biểu hiện cụ thể bên ngoài vì thế cũng sẽ khác nhau. Không phải về quần áo hay xe cộ, gia đình của đứa trẻ có thực sự tốt hay không có thể nhìn thoáng qua ở 2 dấu hiệu sau đây.
Thứ nhất, chuyên môn và sở thích
Những đứa trẻ có điều kiện gia đình thực sự tốt có thể được hưởng nền giáo dục ưu tú hơn từ nhỏ nên chuyên môn và sở thích cũng sẽ khác.
Trong những gia đình cha mẹ không quan tâm nhiều đến việc học hành của con cái, sở thích của trẻ thường là chơi điện thoại và game, hoặc thỉnh thoảng đi học thêm. Nhưng đối với những đứa trẻ xuất thân từ những gia đình thực sự tốt, cha mẹ càng chú trọng đến việc bồi dưỡng con cái, giỏi phát hiện ra những lĩnh vực mà trẻ có ưu điểm và chú trọng trau dồi, phát triển năng khiếu kịp thời.
Đây thực sự là vai trò to lớn của giáo dục. Cha mẹ yêu con không phải bằng cách cho nhiều tiền tiêu vặt, mặc đồ đắt tiền mà là quan tâm hơn đến việc học, dành thời gian và tiền bạc để rèn luyện con cái.
Thứ hai, khả năng giao tiếp và ứng xử
Đối với những gia đình có gia cảnh thực sự tốt, cha mẹ cũng sẽ rất chú trọng đến việc nuôi dạy con cái trong việc giao tiếp và ứng xử. Một số trẻ ngay từ nhỏ đã biết nói điều gì không nên nói, khi nhìn thấy thầy cô giáo là chủ động chào, miệng luôn nói những lời kính trọng.
Những đứa trẻ biết cách cư xử, được giáo dục đàng hoàng sẽ rất chú ý tới lời nói và hành động của bản thân ở nơi có nhiều người. Nhất là những đứa trẻ thường hay nói cảm ơn, xin lỗi sẽ càng tạo thiện cảm với mọi người. Chúng cũng sẽ không hoảng loạn khi gặp sự việc không mong muốn, mà bình tĩnh và cư xử tốt hơn. Đồng thời trẻ biết nghĩ và quan tâm tới người khác, được bạn bè thầy cô yêu mến.
Cha mẹ gia đình "bình thường" cần làm gì?
Nếu là cha mẹ của một gia đình "bình thường", hãy học hỏi nhiều hơn từ người khác, đưa con cái đi khám phá thế giới càng nhiều càng tốt, giúp con nuôi dưỡng sự tự tin. Cha mẹ khen ngợi con nhiều hơn, dạy con cách hòa đồng với người khác, có như vậy khả năng giao tiếp và tu dưỡng bản thân của trẻ sẽ được cải thiện, triển vọng hơn khi lớn lên.
Có được sự tự tin ngay từ khi còn nhỏ sẽ giúp ích rất nhiều cho sự trưởng thành của trẻ. Trong đó, kỹ năng giao tiếp, diễn đạt là một yếu tố quan trọng để giúp trẻ nâng cao sự tự tin. Việc phát triển khả năng này không phải một sớm một chiều. Cha mẹ có thể lưu ý những khía cạnh sau đây:
Nắm vững các chuẩn mực phát âm: Phát âm là cơ sở của việc nói và diễn đạt, chỉ có cho trẻ biết cách phát âm chuẩn thì trẻ mới có thể đặt nền tảng vững chắc cho việc học nói và diễn đạt lưu loát tiếp theo.
Học kỹ năng đọc thuộc lòng: Đọc thuộc lòng không phải là đọc to cho thuộc mà còn phải chú ý đến nhịp điệu, bao gồm hơi thở, âm điệu, kiểm soát âm lượng...
Nói chuyện thường xuyên với trẻ: Cha mẹ nên khuyến khích con bắt đầu hoặc tham gia vào cuộc trò chuyện càng nhiều càng tốt. Điều này giúp trẻ cởi mở hơn.
Khuyến khích trẻ mô tả trải nghiệm mỗi ngày: Khuyến khích trẻ kể cho bạn biết ngày hôm đó diễn ra như thế nào, càng chi tiết càng tốt là một trong những cách giúp cải thiện khả năng ngôn ngữ của trẻ.
Lắng nghe và phản ánh: Sau khi bé chia sẻ với bạn điều gì đó, hãy lặp lại một phần câu chuyện, sau đó tiếp nối bằng câu hỏi mở rộng. Phương pháp này giúp trẻ cảm thấy được tôn trọng, lắng nghe, đồng thời có thể phát triển góc nhìn từ gợi ý của người lớn.
Đọc sách cùng trẻ: Đọc gì cho con nghe không quan trọng, điều quan trọng là cha mẹ và con làm điều đó cùng nhau. Sau khi đọc xong một câu chuyện hoặc xem xong một chương trình truyền hình, hãy thảo luận về bối cảnh, cốt truyện, nhân vật hoặc bất kỳ từ mới nào xuất hiện trong câu chuyện.
Hỏi ý kiến của trẻ: Giao tiếp đòi hỏi trẻ phải bày tỏ cảm xúc. Do đó cha mẹ nên hỏi con về quyết định, mong muốn của chúng.
Khuyến khích trẻ viết nhật ký: Viết nhật ký về các hoạt động, cảm xúc hàng ngày có thể hữu ích. Quá trình này giúp trẻ hình thành suy nghĩ chia sẻ với người khác dễ dàng hơn, cảm thấy tự tin vì đã chuẩn bị đầy đủ khi giao tiếp với mọi người.
Phụ nữ Việt Nam