Đức bắt đầu nới phong tỏa, tung chính sách hỗ trợ các nhà hàng khách sạn
Dehoga, hiệp hội tập trung nhiều doanh nghiệp gia đình nhỏ của Đức, cho biết có khoảng 70.000 nhà hàng và khách sạn hiện đang sử dụng 223.000 lao động sẽ đối mặt với tình trạng phá sản.
- 12-04-2020Các khách sạn hạng sang đang làm gì để tự cứu mình?
- 09-04-2020Ngành du lịch chao đảo, 90% nhân viên các khách sạn tại Bali mất việc
- 31-03-2020Singapore giải cứu khách sạn bằng chính sách như mơ: Cách ly đẳng cấp 5 sao, xa xỉ ít người mơ tới
Các chính trị gia trong nội các của Thủ tướng Đức Angela Merkel mới đây phát tín hiệu sẽ hỗ trợ nhiều hơn cho các doanh nghiệp đang gặp khó khăn cũng như người tiêu dùng bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19, tập trung vào các khách sạn, nhà hàng và những lao động ngắn hạn.
Dehoga, hiệp hội tập trung nhiều doanh nghiệp gia đình nhỏ của Đức, cho biết có khoảng 70.000 nhà hàng và khách sạn hiện đang sử dụng 223.000 lao động sẽ đối mặt với tình trạng phá sản. Tính đến cuối tháng 4 doanh thu của nhóm này đã sụt giảm tới 10 tỷ euro.
Trả lời báo chí mới đây, Bộ trưởng Kinh tế Peter Altmaier cho biết: "Rõ ràng là chúng ta cần trợ giúp thêm để các công ty này không từ bỏ và biến mất khỏi thị trường".
Ông Altmaier cũng nhắc đến khả năng giảm thuế giá trị gia tăng cho ngành kinh doanh nhà hàng khách sạn, và hối thúc các doanh nghiệp hiện đại hóa cũng như cắt giảm chi phí.
Mấy ngày gần đây tình hình dịch bệnh ở Đức đã trở nên dễ kiểm soát hơn. Tuy nhiên, các nhà lãnh đạo nước này vẫn đồng tình rằng cuộc sống kinh tế chỉ có thể được tái khởi động một cách rất từ từ để tránh làn sóng lây nhiễm thứ hai. Do đó các doanh nghiệp vẫn bị ảnh hưởng không nhỏ.
Chính phủ của bà Merkel đang thảo luận về việc tăng ngân sách hỗ trợ cho các lao động ngắn hạn để kích thích tiêu dùng, theo Bộ trưởng Lao động Hubertus Heil. Lao động ngắn hạn là chương trình cho phép các chủ doanh nghiệp giữ nguyên bảng lương nhưng một bộ phận lao động sẽ tạm thời nghỉ việc và nhận trợ cấp từ chính phủ.
Ông Heil đã đề xuất nâng mức trợ cấp cho nhóm này trong 3 tháng, từ tháng 5 đến tháng 7.
Đức đang dần nới lỏng các biện pháp phong tỏa để mở cửa trơ rlại nền kinh tế. Bắt đầu từ hôm nay (20/4), một số cửa hàng nhỏ có diện tích dưới 800m2 được phép đón khách.
Lệnh cấm tụ tập hơn hai người và yêu cầu người dân đứng cách xa nhau hơn 1,5 mét ở khu vực công cộng vẫn có hiệu lực. Như vậy các cửa hàng cắt tóc không thể mở cửa ít nhất tới ngày 4/5.
Các địa điểm văn hóa, quán bar, trung tâm giải trí và thẩm mỹ viện cũng phải đóng cửa trong thời gian này, còn những sự kiện công cộng quy mô lớn như hòa nhạc hay bóng đá sẽ bị cấm tới 31/8.
Trường học sẽ mở cửa lại một phần trong những tuần tới. Đa số các bang sẽ cho học sinh trở lại trường vào 4/5.
Tham khảo CNBC
Sự kiện: Giảm đau kinh tế
Xem tất cả >>- Nhân lúc giá dầu "rẻ như cho", TQ đã quyết định làm điều này: Cao thủ không bằng... tranh thủ?
- "Lột xác" căn studio ngoạn mục chỉ với 45 triệu đồng sau 1 tuần
- Thỏa thuận 600 triệu USD rơi vào cảnh "ngàn cân treo sợi tóc" sau vụ đụng độ biên giới Trung - Ấn
- PVFCCo vượt qua nhiều thách thức giữ vững vị thế đầu ngành
- Doanh nghiệp vừa và nhỏ áp dụng công nghệ số để duy trì hoạt động trong mùa dịch Covid-19