Đức đang ở vị thế nào so với các nước láng giềng?
Nhập cư vẫn là mối quan tâm hàng đầu của nhiều cử tri Đức trong cuộc bầu cử vào ngày 24/9 vừa qua sau khi hơn 1 triệu người tị nạn xin nhập cảnh tại quốc gia này trong vòng 2 năm trở đây. Cư dân Đức cũng coi trọng các vấn đề khác như bất bình đẳng về thu nhập, biến đổi khí hậu và dân số già. Khi đem Đức so sánh với các nước láng giềng châu Âu, thì kết quả của quốc gia này cũng khá tốt, dù vẫn còn nhiều điểm yếu cần khắc phục.
- 06-10-2017Sự trỗi dậy của Đức và những thách thức cho Thủ tướng Angela Merkel
- 03-10-2017Cú sốc kinh tế mang tên Trung Quốc: Tại sao Đức vẫn phát triển mạnh trong khi Mỹ gặp nhiều khó khăn?
- 29-09-2017Bà Merkel phạm sai lầm, chính trường Đức chao đảo sau gần 70 năm
Các khía cạnh được đem ra so sánh bao gồm: kinh tế, nhập cư, an ninh, môi trường, dân số già và quân đội.
Kinh tế
Về kinh tế, ở mức 4%, Đức có tỷ lệ thất nghiệp thấp nhất. Con số này đã giảm khá liên tục – kể từ mức cao nhất 11,5% của năm 2005.
Đức có tỷ lệ thất nghiệp thấp nhất châu Âu (T1 – T3/2017) (Nguồn: CNN/OECD)
Mặc dù số việc làm toàn thời gian đã tăng lên, nhưng đồng thời, số lượng những việc làm bán thời gian và có thu nhập thấp còn gia tăng với tốc độ còn nhanh hơn. Theo Văn phòng tuyển dụng Liên bang, 4,7 triệu người Đức đang chỉ dựa vào các “công việc nhỏ”, các công việc có xu hướng trả lương thấp hơn và bấp bênh.
Thu nhập trung bình ở Đức nằm trong top cao nhất ở châu Âu vào năm 2016 (GNI/đầu người, USD) (Nguồn: CNN/World Bank)
Dù người Đức kiếm được trung bình nhiều hơn người Anh, Pháp, Tây Ban Nha và Ý, thu nhập của họ đã bị đình trệ trong thập niên qua và hiện tại đang thấp hơn một chút so với năm 2008. Từ năm 2008 – 2015, số người có nguy cơ nghèo đói tăng gần 10%, đồng nghĩa với việc cứ 6 người Đức thì có một người có nguy cơ rơi vào trạng thái nghèo đói.
Bất bình đẳng về thu nhập ít nghiêm trọng hơn các quốc gia châu Âu khác (Nguồn: CNN/OECD)
Những số liệu trên chỉ ra rằng thu nhập ở Đức bình đẳng hơn một chút so với nhiều nước láng giềng châu Âu khác. Nhưng sự bất bình đẳng về thu nhập này hầu như không cải thiện trong số một thập kỷ qua.
Nhập cư
Mặc dù nước Đức đứng đầu danh sách về số đơn xin tị nạn trong năm nay, con số này đã thấp hơn rất nhiều so với giai đoạn 2015 – 2016, khi quốc gia này đón nhận hơn 1,2 triệu đơn đăng ký.
Đức nhận số đơn đăng ký tị nạn cao hơn rất nhiều so với các nước châu Âu khác trong năm 2017 (Nguồn: CNN/UNHCR)
Sự có mặt của số lượng lớn người xin tị nạn đã đẩy số người nước ngoài ở Đức lên tới 18,6 triệu người. Khoảng ½ dân số Đức nói rằng họ lo lắng về sự hội nhập của những người nhập cư và tình hình nhập cư rộng rãi nói chung.
An ninh
Đức đã tăng lên 8 bậc trong Chỉ số khủng bố toàn cầu, và hiện đứng ở vị trí 41 sau khi 6 người thiệt mạng vì các cuộc tấn công khủng bố vào năm 2015. Các vụ tấn công khác vào năm 2016 đã làm 22 người thiệt mạng và làm nhiều người khác bị thương.
Tác động của khủng bố lên Đức lớn hơn bất kỳ quốc gia châu Âu nào vào năm ngoái, trừ Pháp và Anh (Nguồn: CNN/Global Terrorism Index)
Các cuộc tấn công này đã dẫn đến những yêu cầu về kiểm soát nhập cư chặt chẽ hơn và tăng cường sự ủng hộ cho các đảng chống lại người nhập cư.
Theo tài liệu của chính phủ, cùng năm đó, có hơn 3500 cuộc tấn công nhằm vào người tị nạn và các ký túc xá dành cho những người tị nạn, khiến 560 người bị thương trong đó có 43 trẻ em.
Môi trường
Đức thải ra nhiều CO2/đầu người hơn các nước láng giềng, bao gồm Áo, Đan Mạch, Ý và Tây Ban Nha.
Dù nổi tiếng là một quốc gia thân thiện với môi trường, khí thải CO2 của Đức nằm trong nhóm cao nhất ở châu Âu (Nguồn: CNN/World Bank)
Đó là một vấn đề được đa số cử tri quan tâm. Một cuộc khảo sát gần đây cho thấy càng nhiều người Đức lo lắng về thay đổi khí hậu hơn về chiến tranh hoặc các vụ tấn công khủng bố.
Đức cũng có khả năng cao bỏ lỡ mục tiêu giảm mức khí phát thải vào năm 2020 của mình, vốn đã gần như không thay đổi kể từ năm 2009.
Gần 15% năng lượng được người Đức sử dụng tới từ các nguồn năng lượng tái tạo (Nguồn: CNN/European Commission)
Tỷ lệ sử dụng năng lượng tái tạo của Đức cao hơn của Hà Lan hay Ba Lan, nhưng các quốc gia như Na Uy và Iceland thì bỏ xa Đức rất nhiều. Hầu hết cử tri muốn Đức làm tốt hơn thế. Trong một cuộc khảo sát mới đây, 95% những người được hỏi nói rằng sự phát triển của năng lượng tái tạo là quan trọng hoặc rất quan trọng.
Dân số già
Hiện nay số người về hưu ở Đức đang nhiều hơn bao giờ hết, trong khi tỷ lệ người trong độ tuổi lao động để hỗ trợ họ của quốc gia này lại đang giảm đi trong 30 năm qua.
Tỷ lệ người gia ở Đức đang cao hơn hầu hết các quốc gia châu Âu khác (Nguồn: CNN/European Commission)
Tình trạng nghèo khổ của những người về hưu đã trở thành một vấn đề quan trọng trong cuộc bầu cử. Hơn 17% người Đức ở độ tuổi 65 trở lên đang có nguy cơ rơi vào trạng thái đói nghèo, so với mức 15,5% vào năm 2008.
Quân đội
Tỷ lệ GDP mà Đức sử dụng để chi tiêu cho quân sự ít hơn so với Anh và Ý, thậm chí cả Na Uy và Phần Lan, những quốc gia hiếm khi huy động quân đội.
Chi tiêu quân sự của Đức thấp hơn một chút so với mức trung bình ở châu Âu (Nguồn: CNN/World Bank)
Đầu năm nay, bà Merkel đã bị Donald Trump lên án vì chi tiêu ít hơn 2% GDP cho quốc phòng- yêu cầu đối với các quốc gia NATO.
Bà đã hứa sẽ đạt mục tiêu đó vào năm 2024. Theo giới truyền thông của nước này, Đức cũng đã lên kế hoạch tăng 20.000 quân trong 7 năm tới để đạt số lượng gần 200.000 quân.
Thời đại