Dùng AI tự động rải 5.000 đơn xin việc, kỹ sư phần mềm thất nghiệp nhận được hơn 20 cuộc phỏng vấn chỉ sau vài ngày
Dù giải pháp này không hoàn hảo, nó cũng giúp kỹ sư phần mềm tiết kiệm đáng kể thời gian và công sức khi phải đi tìm việc.
- 14-11-2023Lại nở rộ tình trạng mạo danh doanh nghiệp lừa đảo tuyển dụng
- 14-11-2023Phần mềm độc hại được tải xuống hơn 600 triệu lần từ cửa hàng Google Play vào năm 2023
- 14-11-2023Công an bắt ổ lừa đảo hàng tỷ đồng, toàn các thanh niên sinh năm 2001-2005 ở Hà Nội
Vào tháng 7 vừa qua, cựu kỹ sư phần mềm của hãng Saleforce, Julian Joseph đã lần thứ hai trở thành người thất nghiệp trong 2 năm khi cơn bão sa thải tiếp tục càn quét toàn ngành công nghệ. Điều này buộc anh lại phải quay trở lại một việc lặp đi lặp lại nhàm chán – rải đơn xin việc – nhưng lần này hóa ra nó lại trở nên thú vị hơn tưởng tượng.
Nộp đơn xin việc là một việc không hề dễ dàng hay thú vị. Người tìm việc phải gửi đi vô số các email lạnh lùng, lặp đi lặp lại cùng một nội dung mà không biết mình được nhận phỏng vấn hay bị thuật toán nào đó từ chối tự động. Các công ty cũng không vui vẻ gì với công việc này khi họ phải nhận được quá nhiều đơn xin việc cho cùng một vị trí. Nhưng với công nghệ AI, việc tuyển dụng và tìm việc có thể đang thay đổi theo một hướng mới.
Là một người làm việc về tự động hóa giao diện người dùng, Joseph cho rằng hẳn có ai đã tìm ra cách tự động hóa công việc nhàm chán này. Và cuối cùng anh đã tình cờ tìm được một công ty như vậy có tên LazyApply. Công ty cung cấp dịch vụ vận hành thông qua một AI có tên Job GPT giúp người dùng tự động nộp hàng nghìn đơn xin việc chỉ trong một cú click chuột.
Tất cả những gì người dùng cần làm chỉ là điền vào kỹ năng, kinh nghiệm làm việc và vị trí mong muốn của mình cũng như trả phí dịch vụ. Joseph đã trả 250 USD để được gói dịch vụ trọn đời và cài đặt extension của LazyApply vào Chrome.
Sau khi cài đặt, bot của công ty sẽ thay mặt anh để lướt qua hàng nghìn công việc trên các trang như LinkedIn để tìm vị trí phù hợp với mình. Để tăng cường mức độ hiệu quả của công việc này, Joseph còn cài đặt ứng dụng trên một laptop khác của bạn mình và để chúng tự động chạy liên tục trong một đêm. Thật đáng kinh ngạc, sáng hôm sau khi tỉnh dậy, anh nhận thấy con bot này đã tự động nộp đơn cho 1.000 công việc khác nhau.
Công cụ này không hoàn hảo. Nó cho thấy phải đoán câu trả lời cho các câu hỏi trong một số vị trí tuyển dụng và đôi khi cho ra các kết quả gây nhầm lẫn. Nhưng theo một cách nào đó, nó vẫn hiệu quả. Joseph cho biết, sau khi công cụ này nộp đơn cho 5.000 vị trí khác nhau, anh đã nhận được 20 cuộc phỏng vấn.
So với việc trước đây anh cũng từng nhận được 20 cuộc phỏng vấn khi tự nộp đơn cho 200-300 vị trí khác nhau, xác suất thành công như vậy là quá thấp. Nhưng nếu so với thời gian anh tiết kiệm được, khoản đầu tư của anh hoàn toàn xứng đáng.
LazyApply cũng không phải đại diện duy nhất trong lĩnh vực kinh doanh mới nổi này. Một công ty có tên Sonara khác cũng cung cấp dịch vụ tương tự với mức phí 80 USD/tháng để giúp người dùng hoàn thành tự động tới 420 đơn xin việc và các khuyến nghị công việc được đưa ra từ cơ sở dữ liệu của công ty. Người dùng cũng có thể huấn luyện thuật toán về ưu tiên của mình thông qua các thao tác “thích” hay “không thích” công việc nào đó.
Với mức phí 39 USD/tháng, một dịch vụ tương tự Massive sẽ giúp người dùng tự động nộp đơn xin việc cho 50 vị trí mỗi tuần. Điểm khác biệt là dịch vụ này sẽ có người hỗ trợ để đánh giá các đơn xin việc để đảm bảo mức độ chính xác.
Nhịp sống thị trường