Đừng bỏ lỡ: Hàng chục doanh nghiệp lớn đã công bố kết qủa kinh doanh quý 2, nhóm ngân hàng gây ấn tượng mạnh
Tính đến ngày 22/7, nhiều doanh nghiệp doanh nghiệp đã công bố kết quả kinh doanh 6 tháng đầu năm với gần 80% tổng số báo tăng lãi, đa số tập trung tại nhóm ngân hàng cùng nhiều ông lớn khác.
Đa số ngân hàng báo lãi đậm
Điển hình có Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam (VIB) ghi nhận kết quả lợi nhuận tăng đột biến so với năm ngoái với thu nhập lãi thuần trong 6 tháng đầu năm đạt 2.256 tỷ đồng, tăng 54,6% so với cùng kỳ năm ngoái. Lãi từ hoạt động dịch vụ tăng mạnh 87,5%, đạt 315 tỷ đồng. Trong khi cùng kỳ năm 2017, VIB bị lỗ mảng kinh doanh ngoại hối tới 27 tỷ đồng thì năm nay lỗ 5 tỷ. Hoạt động mua bán chứng khoán đầu tư có lãi gần 50 tỷ, giảm 32% so với cùng kỳ. Tương ứng, lợi nhuận trước thuế của VIB tăng vọt, gấp 3 lần cùng kỳ và đạt 1.151 tỷ đồng, hoàn thành 57% kế hoạch năm. Lợi nhuận sau thuế đạt 921 tỷ đồng.
Vietcombank (VCB) cũng tiếp tục dẫn đầu hệ thống ngân hàng về lợi nhuận, đạt mức kỷ lục 8.071 tỷ đồng lãi trước thuế trong 6 tháng đầu năm. Báo cáo tài chính cho biết, lợi nhuận trước thuế của Ngân hàng hợp nhất đạt tới 8.017 tỷ đồng, tăng 52,6% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, riêng quý 2 có lãi 3.657 tỷ đồng, giảm 16% so với quý 1. Với mức lợi nhuận hiện nay, Vietcombank vẫn đang dẫn đầu hệ thống ngân hàng.
Hay Ngân hàng Quân đội (MBBank, MBB) với hầu hết hoạt động phi tín dụng đều có kết quả khả quan sau nửa đầu năm, mang về cho Ngân hàng 3.549 tỷ lợi nhuận trước thuế, lợi nhuận sau thuế tương ứng tăng hơn 50% lên hơn 3.040 tỷ đồng.
Ở những lĩnh vực còn lại, tăng trưởng gấp đôi còn có Đất Xanh Group (DXG) với lãi ròng 2 quý đầu năm tăng 113% lên hơn 432 tỷ, một đơn vị bất động sản khác như Phát Đạt Real (PDR) cũng ghi nhận tăng 91% lợi nhuận sau thuế lên gần 241 tỷ đồng.
Top tăng lãi nửa đầu năm, MBS đứng đầu với mức tăng gần 10 lần
Sắp xếp theo tốc độ tăng trưởng, ngược với nhiều đơn vị khác kém sắc trước biến động thị trường, lũy kế 6 tháng đầu năm, Chứng khoán MB (MBS) đạt 138,1 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế – tăng 10,6 lần; lợi nhuận sau thuế 125,9 tỷ đồng – tăng 9,8 lần cùng kỳ 2017. So với kế hoạch lãi trước thuế 160 tỷ đồng, MBS đã hoàn thành 86,3% chỉ tiêu đề ra.
Vị thứ hai, Hóa chất Đức giang Lao Cai (DGL) vừa ghi nhận quý tăng trưởng thứ hai kể từ sau sáp nhập, với lợi nhuận sau thuế cổ đông công ty mẹ đạt 197,9 tỷ - gấp 5 lần so với mức 39,4 tỷ đồng của cùng kỳ. Theo DGL, có được kết quả này nhờ Công ty đã sáp nhập thành công thêm 2 công ty là Hóa chất và Phân bón Lào Cai và Hóa chất Bảo Thắng, mang lại doanh số bán hàng và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Lũy kế 6 tháng đầu năm, lợi nhuận sau thuế Công ty đạt 356,7 tỷ - tăng trưởng 432% so với cùng kỳ 2017, hoàn thành 79% kế hoạch lợi nhuận năm 2018.
Thắng lớn còn có Nông sản thực phẩm Yên Bái (CAP: HNX) sau nửa năm 2018 thu về doanh thu 240 tỷ đồng, tương đương 75% kế hoạch năm, lãi sau thuế là 32 tỷ đồng, vượt 68% so với con số mục tiêu là 19 tỷ đồng. Riêng quý 2, Công ty ghi nhận lãi sau thuế 21,6 tỷ đồng, cao hơn 20 lần so với cùng kỳ năm trước.
CTCP Nam Việt (ANV) cũng thuộc top tăng trưởng với doanh thu thuần đạt 1.683,2 tỷ đồng 23,2% so với cùng kỳ, lãi sau thuế đạt 189 tỷ đồng cao gấp 3,6 lần nửa đầu năm ngoái, tương đương EPS đạt 1.516 đồng.
Một tên tuổi quan thuộc khác, Tập đoàn Yeah1 (YEG) vừa báo kết quả kinh doanh 6 tháng đầu năm với tổng doanh thu đạt 676 tỷ đồng, lãi sau thuế 97 tỷ đồng, tăng gần gấp 3 lần cùng kỳ năm ngoái. Được biết, hai nguồn thu chính của Yeah1 là quảng cáo trên truyền hình (305 tỷ đồng) và quảng cáo chia sẻ nội dung trên nền tảng kỹ thuật số (334 tỷ đồng).
Top doanh nghiệp tăng trưởng lợi nhuận 6 tháng đầu năm
Ở chiều ngược lại, khó khăn chung về ngành hay áp lực chi phí khiến nhiều đơn vị ghi nhận sụt giảm.
Phải kể đến Tập đoàn Kido (KDC) giảm gần phân nửa lãi ròng 6 tháng đầu năm, về khoảng 45 tỷ đồng. Nguyên nhân theo Tập đoàn do hợp nhất báo cáo Vocarimex với biên lãi thấp, mảng kem cũng chưa thuận lợi… theo đó lên chiến lược cho 6 tháng còn lại, nhằm đẩy mạnh tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận, mảng kinh doanh bán lẻ dầu ăn KDC sẽ tiếp tục chiến lược cao cấp hóa các sản phẩm.
Chưa hết, trong số các ông lớn, nhiều đơn vị khác ngậm ngùi đi lùi như Dược Hậu Giang (DHG) – áp lực chi phí, đặc biệt chi phí bán hàng khiến Công ty giảm 14% lợi nhuận sau thuế nửa đầu năm, chỉ còn 310 tỷ đồng.
Cũng áp lực chi phí, doanh thu lại sụt giảm khiến Nhựa Bình Minh (BMP) giảm lãi về mức 226,5 tỷ tính đến cuối quý 2 năm nay, tương tự Nhựa Tiền Phong (NTP) không mấy khá khẩm với tỷ lệ giảm lãi đén 26%, từ mức 202 tỷ (nửa đầu năm 2017) về mức 150 tỷ đồng…
Kết quả kinh doanh những doanh nghiệp đầu ngành
Top doanh nghiệp giảm lãi 6 tháng đầu năm
Trí Thức Trẻ
Tin tức sự kiện về: Công ty cổ phần Cao su Việt Nam
Xem tất cả >>- Cao su Tân Biên (RTB) ghi nhận 207 tỷ đồng lãi từ thanh lý cây vườn cây cao su trong 6 tháng đầu năm
- Doanh thu BĐS giảm mạnh, LNST 6 tháng đầu năm 2018 của Tasco giảm 77% so với cùng kỳ
- Tập đoàn Sao Mai "bỏ quên" 62 tỷ đồng lợi nhuận khi kết quả kinh doanh bất ngờ tăng đột biến gần 20 lần so với cùng kỳ
- Dịch vụ chuyển phát nhanh tiếp đà bứt phá, Viettel Post báo lãi 6 tháng đầu năm tăng trưởng 60%
- Khóc cười sau mùa soát xét báo cáo tài chính