MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Đừng sống như những chú cừu, cam chịu và làm theo lệnh của người khác, bạn sẽ chẳng bao giờ thành công được đâu

30-03-2017 - 09:20 AM | Sống

Nếu bạn muốn gạt bỏ sự tầm thường và trở nên thành công, hãy phá vỡ những thói quen và bắt đầu làm điều gì đó mới mẻ ngay từ hôm nay.

Bạn tham gia cuộc họp lớp thường niên với những người bạn cấp 3 của mình. Sau vài ly rượu, một số người bạn của bạn bắt đầu “kể tội” ông chủ và rên rỉ tại sao cuộc đời lại bất công đến vậy?

Bạn cảm giác những người bạn đó đang nuối tiếc vì cuộc sống quá an phận. Họ bằng lòng với công thức 9:5 (9 giờ một ngày và 5 ngày một tuần) ngay sau khi tốt nghiệp mà không cần tìm kiếm cơ hội nào tốt hơn.

Trong cuộc sống, ai cũng có những người bạn như thế, hoặc chính bản thân chúng ta cũng đang là người cam chịu như thế. Mặc dù khó khăn nhưng không bao giờ là quá muộn để bạn bắt đầu một cuộc sống ý nghĩa hơn.

Từ chối thay đổi đồng nghĩa với trì hoãn thành công

Laszlo Polgar – nhà tâm lý học người Hungary cho biết ông đã phát hiện ra nguyên tắc cơ bản dẫn đến thành công của hàng nghìn trí thức trên thế giới và quyết định thử nghiệm với 3 cô con gái của mình.

Ông tin rằng sự chuyên biệt hoá sớm và sâu là chìa khoá dẫn đến thành công trong bất kì lĩnh vực nào của cuộc sống. Vì thế, ông và vợ quyết định cho các cô con gái tập chơi cờ vua ngay từ khi chúng còn nhỏ, nhằm tạo ra những thần đồng nhí. Kết quả là cô con gái nhỏ nhất của ông, Judit, trở thành thiên tài cờ vua ở tuổi 15 và duy trì kỷ lục tay chơi cờ vua trẻ nổi tiếng hiện nay.

Tất nhiên, trong cuộc sống, không phải ai trong chúng ta cũng có những ông bố bà mẹ chuyên nghiệp như Polgars. Nhưng bạn hoàn toàn có thể tự tạo thành công cho chính mình nếu bạn muốn. Hãy ghi nhớ tất cả những gì bạn làm hôm nay đều có thể tạo nên sự khác biệt ngày mai.

Con đường mà chúng ta đi, những việc nhỏ nhặt mà chúng ta làm mỗi ngày đều có thể quyết định thành công hoặc thất bại.

Bước đầu tiên bạn cần làm là nhìn vào những gì bạn có khả năng thực hiện mà không cần suy nghĩ đến những khó khăn có thể gặp phải. Nếu bạn nghĩ rằng mình chỉ là một người bình thường bởi bạn bắt đầu mỗi ngày như hầu hết những người khác, đây là dấu hiệu cho thấy đã đến lúc bạn cần thay đổi. Dù nghèo khó không phải là thất bại, nhưng chắc chắn nó không bao giờ được coi là thành công.

Nếu bạn muốn thành công, bạn phải đủ dũng cảm để bước đi con đường mà những người khác không dám đi.

Việc đi theo con đường và lịch trình của người khác sẽ chỉ có thể khiến bạn trở thành một người bình thường, thậm chí tầm thường và nhàm chán. Hãy quên việc trộn lẫn vào đám đông đi và đặt mục tiêu khác biệt. Hãy tập trung vào những gì có thể giúp bạn cải thiện bản thân.

Việc tuân theo những quy tắc có sẵn cũng không thể giúp bạn đạt được thứ mà mình muốn. Thay vào đó, bạn phải hiểu được những quy tắc này, xem mục đích của chúng là gì và tạo ra quy tắc có thể giúp bạn sống tốt hơn. Đừng bao giờ sợ làm những việc mà người khác chưa dám làm.

Đừng sống như những chú cừu, cam chịu và làm theo lệnh của người khác

Nếu bạn muốn gạt bỏ sự tầm thường và trở nên thành công, hãy phá vỡ những thói quen và bắt đầu làm điều gì đó mới mẻ ngay từ hôm nay.

Thay đổi không phải là điều gì quá lớn lao và to tát, thậm chí nó có thể bắt đầu từ thói quen hàng ngày của bạn. Chẳng hạn, bạn có thể thay đổi từ thực đơn buổi sáng như đặt các món khác nhau thay vì cốc Cappuccino như bình thường hoặc tìm những con đường khác đi đến trường (công ty) thay vì vẫn đi con đường quen thuộc.

Bên cạnh đó, hãy đặt niềm tin vào bản năng của chính mình hơn là nghe lời người khác. Nếu bạn muốn làm một điều gì đó, hãy cố gắng thực hiện cho bằng được mặc kệ sự can ngăn của những người khác. Đôi khi, một chút điên rồ lại là khởi nguồn của thành công vang dội trong tương lai.

Để thành công, nổi bật và khác biệt, bạn cần phải làm những việc mà người khác chưa làm. Nếu bạn muốn trở thành duy nhất, đừng lao theo đám đông. Đừng như những chú cừu ngoan ngoãn chăm chỉ nhưng cam chịu và chỉ biết nghe theo lệnh của người khác, bạn sẽ không bao giờ thành công được đâu.

Theo Nhật Minh

Trí thức trẻ

Trở lên trên