Bán mạnh ở phiên ATC, VNIndex chỉ còn tăng 6,52 điểm
Các mã vốn hóa lớn như VNM, MSN, HPG cùng với lực bán trong phiên ATC đẩy VIC về giá tham chiếu đã khiến chỉ số VNIndex giảm 10 điểm so với thời điểm tăng mạnh nhất trong ngày.
- 15-05-2018Cổ phiếu Việt Nam bất ngờ lọt "mắt xanh" của MSCI, 5/18 cổ phiếu lọt rổ
- 15-05-2018Lịch sự kiện và tin vắn chứng khoán ngày 15/5
- 15-05-2018Tất tay vào VPB, thành quả từ đầu năm của Passion Investment (PIF) “đổ sông đổ bể” chỉ sau 1 tháng
Cổ phiếu VNM bị khối ngoại bán ròng gần 500.000 cổ phiếu, giảm 2.000 đồng so với hôm trước. Đây là mã gây ảnh hưởng tiêu cực nhất tới chỉ số. Bên cạnh đó, danh sách mã giảm còn có những mã như HPG, MSN, VCS, FPT... Ngoài những mã giảm giá gây áp lực lên chỉ số thì nhóm ngân hàng, dầu khí không giữ được mức tăng giá mạnh cũng là nguyên do khiến thị trường chỉ tăng điểm nhẹ.
Kết thúc phiên giao dịch, chỉ số VNIndex tăng 6,52 điểm (0,61%) lên 1.073,50 điểm, HNX-Index tăng 0,38 (0,3%) lên 123,65 điểm và chỉ số Upcom-Index tăng 0,21 điểm (0,37%) đạt 55,99 điểm. Thanh khoản toàn sàn vẫn ở mức thấp với khối lượng giao dịch đạt 214,1 triệu cổ phiếu tương ứng giá trị 5.617 tỷ đồng.
PLX, BMP là những cổ phiếu vốn hóa lớn có mức tăng mạnh nhất khi đóng cửa ở mức giá trần. BVH cũng có một phiên tăng giá tốt khi đóng cửa tăng 6,4% so với phiên trước. VJC, SAB, BHN...cũng tăng tốt giúp thị trường giữ vững sắc xanh. VPI cũng có phiên giao dịch ấn tượng khi tăng 3,8% lên 43.900 đồng, mức cao nhất kể từ khi niêm yết.
Ở chiều ngược lại, cổ đông của VND tiếp tục có một phiên kém vui khi cổ phiếu này giảm tới 6,2% với khối lượng khớp lên tới 3,45 triệu.
================================
Phiên chiều mở cửa với sự tăng giá lan tỏa trên diện rộng với sự dẫn dắt đến từ các cổ phiếu vốn hóa lớn. Nhóm VN30 có đến 24 mã tăng giá trong đó BMP, PLX tăng trần với lượng dư mua gần 200.000 cổ phiếu.
Tính đến 13h30’, chỉ số VNIndex tăng 15,6 điểm (1,46%) lên mức 1.082,58 điểm, HNX-Index tăng 0,77 (0,61%) lên 124,03 điểm còn Upcom-Index tăng 0,23 (0,41%) lên 56,02 điểm. Thanh khoản toàn thị trường đã có sự cải thiện đáng kể so với cùng kỳ phiên trước, đạt khoảng 3.700 tỷ đồng.
Những nhóm ngành có mức vốn hóa lớn nhất thị trường đều tăng mạnh. Nhóm ngân hàng với sự góp mặt của VCB, BID, CTG, VPB…Nhóm dầu khí có GAS, PVS, PVD, BSR, OIL…Nhóm bất động sản với đầu tàu là VIC, DXG tăng giá tốt, ngoài ra HDG đang giao dịch ở mức giá trần.
=========================
Các cổ phiếu vốn hóa lớn tiếp tục là động lực giúp thị trường tăng điểm. VIC, SAB, BVH cùng các mã ngành ngân hàng như VCB, ACB, CTG, BID… và nhóm dầu khí gồm GAS, PVD, PVS đều có lực mua chủ động ở mức giá xanh trong phiên sáng nay. Các mã dầu khí như BSR, OIL trên sàn Upcom cũng có mức tăng giá tốt.
Ở chiều ngược lại, cổ phiếu VNM đảo chiều giảm nhẹ cùng với một số mã vốn hóa lớn như FPT, VCS, NVL, HPG đã làm giảm sức tăng của thị trường.
Kết thúc phiên sáng, chỉ số VNIndex tăng 11,08 điểm (1,04%) đạt 1.078.06 điểm, HNX-Index tăng 0,57 (0,47%) đạt 123,85 điểm, chỉ số Upcom cũng tăng 0,16 điểm (0,28%) lên 55,94 điểm. Khối lượng giao dịch ở cả 3 sàn đạt 110 triệu cổ phiếu tương ứng mức giá trị đạt 2.804 tỷ đồng.
Cổ phiếu BMP tiếp tục dư mua trần với khối lượng khoảng 140.000 cổ phiếu. Ngày hôm nay cũng là ngày mà lô "bắt đáy" cổ phiếu VND với khối lượng khớp lệnh lên tới 7 triệu cổ phiếu ở tuần trước có thể giao dịch. Chốt phiên, cổ phiếu VND đóng cửa ở mức 22.600 đồng/cp, vẫn thấp hơn mức giá của ngày 10/05.
============================
Thị trường mở cửa với sự hứng khởi đến từ nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn sau phiên tăng điểm mạnh ngày hôm qua. Dòng dầu khí tiếp tục có một phiên lan tỏa với sự tăng giá xuất hiện trong cả nhóm GAS, PVD, PVS, PVB...
Tính đến thời điểm 9h50', chỉ số VNIndex tăng 8,44 điểm (0,79%) lên 1.075,42 điểm, HNX-Index tăng 0,21 điểm (0,17%) lên 123,49 điểm còn chỉ số Upcom-Index giảm 0,18 điểm (0,32%) xuống còn 55,61 điểm.
Sự đồng thuận đến từ nhiều nhóm ngành như bất động sản, tài chính, dầu khí, bán lẻ. VIC, VNM, BVH, ROS, VCB, CTD đều tăng giá tuy nhiên thanh khoản vẫn còn thấp.
Cổ phiếu của công ty nhựa Bình Minh tiếp tục có một phiên tăng trần sau thông tin công ty Nawaplastic của Thái đăng ký mua thêm 2,9 triệu cổ phiếu BMP.
VPB sau những lùm xùm về FE Credit đã hồi phục trở lại và tăng nhje trong sáng nay. Trong khi đó, VND vẫn tiếp tục chuỗi phiên điều chỉnh.
Cổ phiếu VPI của Văn Phú Invest cũng bứt phá mạnh sau thông tin lọt rổ chỉ số MSCI Frontier Markets Small Cap Index trong đợt xem xét tháng 5 này. Có thời điểm VPI lên 44.000 đồng/cp, mức cao nhất từ trước tới nay.