Đừng vội quát mắng, giáo dục thấp giọng mới là món quà tốt nhất mà cha mẹ có thể dành cho con cái, sau này chúng sẽ rất trân trọng bạn
Giao tiếp với con thực ra là một bộ môn nghệ thuật. Muốn dạy con hiệu quả thì trước hết cha mẹ cần phải tự mình học cách giao tiếp và làm một tấm gương sáng cho con
- 21-06-2022Tiến sĩ y khoa chỉ rõ sự khác nhau về mức độ tập trung của trẻ xem và không xem TV, ảnh hưởng nghiêm trọng đến điểm số khi đến trường
- 21-06-2022Bố thông thái dặn con “4 điều KIÊNG và 4 điều NÊN”, thực hành tốt thì cuộc đời nở hoa, bỏ qua sẽ sống đời khốn khổ
- 20-06-2022Cha là Đại học sĩ dặn con “4 điều KIÊNG và 4 điều NÊN”, càng thực hành tốt cuộc đời sau này càng nở hoa, bỏ qua sẽ sống đời khốn khổ
Các bậc cha mẹ thường xuyên lúng túng vì cách kỷ luật con cái của họ không đạt được hiệu quả như mong muốn. Việc la mắng không những không giúp trẻ cải thiện mà còn ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển nhân cách và trí lực của chúng. Lúc này, cha mẹ nên cân nhắc đến việc chuyển sang phương pháp giáo dục thấp giọng.
Thực tế, dù là người lớn hay trẻ nhỏ thì việc luôn muốn được người khác tôn trọng là một trong những nhu cầu của con người. Và con cái cũng cần có sự tôn trọng. Trong đó sự tôn trọng đúng lúc và đúng chỗ của cha mẹ sẽ tạo cho trẻ sự tự tin, động lực và nhiên liệu để trẻ có thể tiến bước trên đường đời.
Hình minh họa. Ảnh: Internet
Giáo dục thấp giọng là gì?
Như chúng ta đã biết, trẻ sẽ phát triển những cách nói chuyện và thói quen khác nhau trong những môi trường sống khác nhau. Vì vậy, nếu cha mẹ muốn giáo dục tác động sâu sắc hơn đến con, thì trước hết cần phải học cách trò chuyện và dạy cho con cách biểu đạt mong muốn của bạn thân.
Thông thường khi giáo dục con cái, nhiều bậc cha mẹ ban đầu có thể nói một cách bình tĩnh và hợp lý. Tuy nhiên, sau đó lại thường xuyên không kiềm chế được mà để cảm xúc xen lẫn giọng nói lớn tiếng của chính mình.
Lúc này, đứa trẻ buộc phải không làm gì cả. Vì vậy chúng sẽ học cách nhìn vào khuôn mặt của người lớn, dần dần học cách lắng nghe quãng giọng và cảm xúc của người lớn để phán đoán xem sự việc đó có nghiêm trọng hay không.
Khi đó các biện pháp giáo dục như chỉ trích hoặc la mắng đều không giúp trẻ cải thiện được lỗi lầm. Ngược lại, bọn trẻ dường như đã học được cách sống sót trong các khe nứt, dần dần tìm được nhiều phương pháp trốn tránh mỗi đợt la mắng. Tại thời điểm này, có thể cha mẹ nên chuyển sang phương pháp giáo dục thấp giọng. Đây mới là cách giao tiếp thông minh nhất đối với trẻ.
Giáo dục thấp giọng thực chất chính là thay đổi cách nói chuyện và cách giảng dạy con cái của chính chúng ta. Đây là một hình thức giáo dục rất khác với việc cáu kỉnh, chỉ trích hoặc la mắng.
Hình minh họa. Ảnh: Internet
Tác dụng của việc giáo dục con cái thấp giọng
Trên thực tế, các nhà tâm lý học đã phát hiện ra rằng khi giải quyết cùng một sự việc, những âm điệu không giống nhau sẽ có những tác động rất khác nhau. Đối với trẻ, âm vực thấp có thể sẽ giúp trẻ dễ tiếp thu hơn. Nếu bạn thực sự muốn hướng dẫn và dạy dỗ trẻ, hãy dùng giọng nhỏ nhẹ, điều này sẽ khiến trẻ dễ dàng chấp nhận hơn.
Trong một hoàn cảnh, khi giao tiếp bằng giọng nói trầm có thể khiến con người đối phó với các vấn đề trở nên bình tĩnh và lý trí. Ngược lại, cáu gắt hay la mắng có thể làm tâm trí của trẻ bối rối nhiều hơn. Đồng thời, nói chuyện một cách bình tĩnh có thể sẽ làm giãn tuyến phòng thủ phản kháng và nổi loạn của trẻ. Điều này có lợi cho việc giao tiếp giữa cha mẹ và con cái khiến vấn đề được giải quyết dễ dàng hơn.
Bên cạnh đó, việc hạ thấp giọng khi phê bình sẽ khiến trẻ tập trung hơn vào những gì bạn nói làm cuộc giao tiếp sẽ có sức thuyết phục hơn. Vậy làm thế nào để giáo dục thấp giọng hiệu quả đối với trẻ nhỏ?
Hình minh họa. Ảnh: Internet
Giáo dục cho trẻ bằng cách thấp giọng như thế nào?
Thứ nhất, giọng điệu trầm hơn khi trò chuyện
Khi trò chuyện để giáo dục con cái, hãy nói với giọng nhỏ hơn và tập trung sự chú ý vào hành động sai mà trẻ đã gây ra. Nếu cha mẹ không dùng cách giáo dục với giọng nói lớn tiếng thì sự phản kháng của trẻ sẽ không quá rõ ràng. Ngược lại, nếu cha mẹ cao giọng thì bầu không khí sẽ tồi tệ hơn. Cảm xúc của con cái và cha mẹ cũng sẽ dễ xúc động hơn làm ảnh hưởng các mối quan hệ trong gia đình.
Thứ hai, sử dụng từ và ngữ điệu chính xác
Thành thật mà nói các bậc cha mẹ rất khó để kiềm chế những lời chỉ trích của bản thân đối với con cái. Tuy nhiên, lời phê bình cũng đòi hỏi chúng ta phải kiểm soát một cách hợp lý giọng điệu và ngữ điệu. Điều này hữu ích hơn rất nhiều so với la mắng.
Ví dụ: “Mẹ yêu con rất nhiều, mẹ hiểu con lúc này đang rất tức giận, nhưng con đã làm sai và cần phải sửa lại, con đã hiểu chưa?” Ban đầu, câu nói này thoạt nghe có vẻ không đem lại ngay kết quả, nhưng sau một thời gian trẻ sẽ hiểu được ý của bạn.
Thứ ba, đừng sử dụng ngôn ngữ làm tổn thương lòng tự trọng của trẻ
Khi giải thích về một sự việc, cha mẹ hãy cố gắng nói về tình huống đó càng nhiều càng tốt. Bên cạnh đó, nên hạn chế chỉ trích bằng những ngôn từ quá đáng rằng đứa trẻ không tốt ở chỗ này hay chỗ khác. Điều này sẽ khiến trẻ buồn và làm tổn thương lòng tự trọng của trẻ.
Trong môi trường giáo dục trẻ, sự nổi nóng và tức giận dường như là điều rất hay xảy ra. Tuy nhiên, cha mẹ với tư cách là người thầy đầu tiên và là tấm gương của con, việc giao tiếp giảng dạy nhỏ nhẹ sẽ khiến đứa trẻ không còn cáu kỉnh và trở nên bình tĩnh hơn. Điều này có tác động đáng kể đến sự hình thành nhân cách của trẻ trong tương lai.
Theo NetEase
Trí Thức Trẻ
Sự kiện: Lại Gần Con Hơn
Xem tất cả >>- Bé gái 6 tuổi dậy thì sớm, bác sĩ nói 'thủ phạm' trong nhà tắm
- Đặc điểm chung của 70 cặp cha mẹ có con cái thành công: Không nói 4 điều này với trẻ
- Ăn nhiều cổ, cánh, phao câu gây dậy thì sớm? Bác sĩ dinh dưỡng đưa ra câu trả lời xác thực và khuyên cha mẹ phải lưu ý điều này
- Bác sĩ dinh dưỡng chỉ ra 8 loại thực phẩm làm tăng nguy cơ bị dậy thì sớm ở trẻ
- 5 cách cha mẹ thông thái thường làm khi con phạm lỗi, giúp trẻ thông minh và hiểu chuyện hơn