Được bố mẹ để lại căn nhà, cặp vợ chồng “căng não” tìm cách tránh bất hoà với anh chị em: Chuyên gia nhấn mạnh “không gì quan trọng bằng sòng phẳng”
Hình ảnh minh hoạ
Về cơ bản thì tất cả anh em trong nhà đều đồng tình, nhưng cặp đôi vẫn đang cố gắng tìm ra phương án tốt nhất.
- 21-07-2023Kinh tế gặp khó, Trung Quốc lại nhận tin không vui từ các nhà đầu tư nước ngoài
- 21-07-2023Cơ trưởng tắt nhầm động cơ giữa không trung, máy bay rơi "như chiếc lá" và kết cục đáng buồn: Bài học đắt giá cho ngành hàng không thế giới
- 21-07-2023Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen mang “friendshoring” đến Việt Nam: Chiến lược đặt sản xuất tại các quốc gia bằng hữu mà Mỹ khởi xướng có gì cần lưu ý?
Cặp vợ chồng giấu tên ở Mỹ đang tìm mua một căn nhà. Họ là những người duy nhất trong số các anh chị em trong gia đình chưa sở hữu nhà ở. Bố mẹ của cặp đôi này đã đề nghị “bán lại” cho hai vợ chồng căn nhà ông bà đang sống, miễn là hai người họ giải quyết ổn thoả được với anh chị em của mình.
Cha mẹ họ lưu ý rằng nếu không mua lại, căn nhà sẽ là tài sản thừa kế chung và được chia đều. Hiện đôi vợ chồng không hề muốn gây ra cằng thẳng hay xích mích giữa anh chị em với nhau.
Về cơ bản thì tất cả anh em trong nhà đều đồng thuận với điều trên, nhưng cặp đôi vẫn đang cố gắng tìm ra phương án tốt nhất.
Lợi thế lớn của việc mua lại ngôi nhà của bố mẹ là vợ chồng họ không cần đi tìm nhà. Họ cũng không phải thế chấp theo cách truyền thống nếu chịu trả tiền dần cho anh chị em mình.
Vì thế, cặp vợ chồng tìm đến chuyên gia tài chính để tìm giải pháp. Với việc hầu hết những người bán nhà không muốn từ bỏ khoản lãi suất thế chấp cực thấp và thực tế một số khu vực ở Mỹ có quá ít nhà, cố vấn Aarthi Swaminathan hiểu mong muốn của họ.
Nhưng theo vị cố vấn, cụm từ “miễn là các con giải quyết được vấn đề với anh chị em mình” hơi đáng lo ngại, vì những điều bất ổn có thể xảy ra. Cặp đôi này có kế hoạch trả dần tiền cho anh chị em và tránh thế chấp truyền thống.
Bước đầu tiên, cặp đôi này cần thẩm định nhiều lần xem ngôi nhà đáng giá bao nhiêu. CEO Ari Rastegar của công ty bất động sản Rastegar cho biết nếu cặp đôi không chọn cách thế chấp truyền thống, ngân hàng sẽ yêu cầu thẩm định trực tiếp để biết giá trị của ngôi nhà.
Ông giải thích rằng không có gì quan trọng bằng sòng phẳng. Việc biết chính xác giá trị của căn nhà giúp giữ “công bằng cho chính hai vợ chồng, công bằng cho cha mẹ họ và công bằng cho những người anh chị em. Vì rằng hai vợ chồng không hẳn mua một căn nhà giá rẻ”. Thẩm định giá cũng giúp họ tránh mua với giá quá cao.
Nhà môi giới bất động sản Aaron Kovac tại Austin chia sẻ quan điểm rằng để mua một ngôi nhà, cặp đôi có thể cân nhắc đề nghị cha mẹ họ trao cho các con “ưu đãi chủ sở hữu” (gift of equity).
Ưu đãi chủ sở hữu là khoản ưu đãi bán nhà mà bố mẹ dành cho cặp vợ chồng hoặc anh chị em của họ với giá thấp hơn giá thị trường. Nhưng đối với giao dịch này, tất cả các bên liên quan đều phải đồng thuận với việc bán căn nhà thấp hơn giá trị thẩm định.
Sau khi tất cả đồng tình với số tiền được trao, thì mọi người cần ký vào cam kết, trong đó nêu rõ mối quan hệ, số tiền ưu đãi chủ sở hữu là bao nhiêu, giá trị thẩm định của ngôi nhà và ngày tháng cụ thể.
Nhà môi giới Kovac gợi ý rằng một khi mà các con đã nhận được ưu đãi, tuỳ thuộc vào cách phân chia tài sản, cha mẹ của cặp đôi có thể trả cho những anh chị em không mua căn nhà số tiền từ việc bán nhà. Bằng cách đó, gia đình có thể tránh được tranh cãi hoặc xung đột trong tương lai.
Nhưng các chuyên gia cũng lưu ý rằng ưu đãi chủ sở hữu có thể chịu thuế nếu ngôi nhà được bán thấp hơn giá thị trường. Thuế sẽ được tính nếu ưu đãi chủ sở hữu vượt quá 34.000 USD.
Và một vấn đề khác không phải bàn cãi là việc cha mẹ có di chúc sẽ giúp tránh được mọi tranh cãi về tiền bạc sau này.
Tham khảo The MarketWatch
Nhịp Sống Thị Trường