Được vợ chồng con trai đón tiếp lên thành phố, sau khi nghe cháu trai nói chuyện, cụ ông U75 quyết định ra về ngay lập tức
Cho đến khi nghe cháu trai nói chuyện và cả cuộc hội thoại ở thang máy của con dâu, cụ ông này mới thực sự nhận ra những gì bản thân chứng kiến lại không phải như vậy.
- 10-05-2024Thanh niên thất nghiệp nhưng đi Mercedes, thuê 50 căn hộ cao cấp mà không ở: Cảnh sát vào cuộc phát hiện hành vi lừa đảo sử dụng công nghệ cao, chiếm đoạt 105 tỷ đồng
- 09-05-202420 năm giúp việc cho người lương hưu cao, tôi nhận ra: Tiền là không đủ để hạnh phúc ở những năm cuối đời
- 06-05-202415 ngày đắm chìm trong văn học châu Âu ngay tại Hà Nội và TP.HCM: Cơ hội hiếm có để gặp trực tiếp các nhà văn nổi tiếng trên toàn thế giới
Cuộc sống đảo lộn khi người bạn đời ra đi
Sau khi nghỉ hưu, cuộc sống ông Vương (74 tuổi, Nam Ninh, Trung Quốc) khá dễ dàng. Với mức lương hưu khoảng 9.000 NDT, cụ ông không phải lo nghĩ quá nhiều về vấn đề tài chính. Cuộc sống của vợ chồng ông chủ yếu chỉ xoay quanh những chuyến du lịch nghỉ dưỡng sau hơn nửa đời người lao động và cống hiến.
Tuy nhiên, khoảng thời gian đẹp này chẳng kéo dài được lao lâu. Sau khi bà xã bị bệnh rồi qua đời, cuộc sống ông Vương trở nên buồn tẻ. Là một người không giỏi việc nhà, người đàn ông gặp khó khăn hơn trước rất nhiều.
Đồ ăn ông nấu thường không ngon. Nên ông chủ yếu đi ăn ngoài hàng là chính. Muốn ăn những món gì vừa ý quả thực rất khó. Ngày xưa, khi bà xã còn sống mọi việc trong nhà đều được cụ bà đảm nhận. Sau khi không có người quán xuyến việc nhà, hầu hết đồ đạc đều bị thất lạc và bừa bộn. “Mỗi khi ra ngoài và trở về, tôi cảm tưởng ngôi nhà gọn gàng trước đây giờ như một nhà kho. Mọi thứ vương vãi khắp nơi. Cuộc sống này thực sự khiến tôi cảm thấy khó chịu”, ông Vương chia sẻ.
Chính vì lý do này, ông thường lên thành phố sống với gia đình con trai. Thay vì phải làm mọi việc, ở đây, ông được các con chăm lo từ A đến Z. “Để hỗ trợ một phần tài chính vợ chồng con trai, tôi ngỏ ý cho chúng 2.000 NDT/tháng. Tôi nghĩ chúng sẽ đồng ý nhận tiền. Tuy nhiên, kết quả khiến tôi vô cùng ngạc nhiên. Con trai tôi từ chối và nói rằng đây là trách nhiệm của phận làm con nên nhất quyết không cầm”, cụ ông kể lại
Mỗi tháng, ông Vương đều đến nhà con trai ở một tuần. Thông thường đó là khoảng thời gian ông cảm thấy hạnh phúc và thoải mái nhất. “Cuộc sống ở nhà các con không tồi tệ như những gì mọi người vẫn nghĩ. Con trai rất hiếu thảo và kính trọng tôi. Mỗi lần đến, các con đều tiếp đón rất chu đáo”.
Cuộc hội thoại không mong muốn
Vào tuần đầu tiên của tháng 7/2022, ông Vương lại lên chơi nhà con trai. Hôm đó, ông đến khá bất ngờ. Người mở cửa ra đón là cháu trai.
Vừa ngồi xuống nghỉ, cháu trai đã hỏi cụ ông: “Ông ơi, sao ông lại đến ở nhà cháu? Ông không có nhà riêng à?”. Nếu người lớn phải nghe câu hỏi đó, ai cũng sẽ khó chịu. Nghĩ cháu còn ngây thơ, ông không suy nghĩ nhiều mà chỉ đáp rằng: “Ông nhớ cháu nội nhớ cháu nội nên muốn đến thăm. Tiểu Hiên không muốn ông đến nhà chơi à?”
Tuy nhiên, lời nói của cháu trai sau đó thực sự khiến cụ ông phải khực lại. “Con không muốn ông nội đến nhà. Vì ông nội về là bố mẹ lại cãi nhau. Mẹ con thường phải trốn trong phòng khóc một mình. Con không muốn mẹ phải buồn”, cháu trai nói.
“Khi nghe cháu trai nói điều này, tôi cảm thấy thực sự xấu hổ. Thông qua cách đối xử, tôi tưởng mình được chào đón nhưng có lẽ không phải. Ngay khi đứng đợi thang máy, tôi nghe thấy giọng của con dâu đang phàn nàn với 1 người bạn về gánh nặng của chúng phải chịu khi tôi đến ở cùng.
Suốt dọc đường từ nhà ra bến xe, tôi luôn suy nghĩ về những lời nói của cháu trai và đoạn hội thoại đó. Những ngày ở nhà con trai tôi thực sự không có gì phải phàn nàn. Tôi luôn nghĩ mình thật may mắn. Bởi không chỉ có đứa con trai hiếu thảo, con dâu cũng chăm sóc tôi như bố ruột. Song thực tế quãng thời gian tôi vẫn nghĩ là hạnh phúc thực tế chỉ là giả tạo.
Đến lúc này, tôi thực sự mới nhận ra nếu còn sức khoẻ không dựa dẫm vào con cái là con nguyên tắc sống còn. Cha mẹ không nên ỷ lại, trông chờ con cái phải chăm sóc, hỗ trợ mình”, ông Vương chia sẻ
Là những cá nhân độc lập, chúng ta nên có trách nhiệm với cuộc sống và sức khoẻ của chính mình. Đồng thời giảm thiểu sự phụ thuộc và gánh nặng lên con cái.
Khi cha mẹ quá dựa dẫm vào con có thể dẫn đến gia tăng áp lực, gánh nặng cho con. Từ đó ảnh hưởng tiêu cực đến cuộc sống của các con. Chính vì thế, chúng ta nên cố gắng hết sức để tự giải quyết vấn đề của riêng mình.
Tất nhiên cha mẹ cũng cần sự hỗ trợ và chăm sóc từ con cái nhưng chỉ ở mức độ phù hợp, tránh phiền hà, gây ảnh hưởng đến con.