Đường sắt đẩy mạnh vận tải hàng hóa để giành lại thị phần
Sau một thời gian dài "ngủ quên", ngành đường sắt đang nỗ lực thay đổi từng ngày, để giành lại thị phần từ các doanh nghiệp vận tải đường bộ và hàng không giá rẻ.
- 16-12-2016Đường sắt: Hy vọng gì ở lần tái cơ cấu lần thứ 3?
- 14-12-2016Miễn nhiệm Chủ tịch tổng công ty Đường sắt
- 11-12-2016Đường sắt cảnh báo về nhiều website bán vé tàu Tết giả, giá cao
- 11-12-2016Thay Trưởng Ban quản lý đường sắt đô thị Hà Nội
- 10-12-2016Hạ tầng đường sắt - Bài toán khó để nâng cao năng lực vận tải
Hơn 4 tháng nay, những sản phẩm của Công ty Cổ phần Bê tông Bảo Quân đã được vận chuyển bằng tàu hỏa vào tận bãi xếp dỡ nhờ hệ thống đường ray nhánh đã được đầu tư. Đại diện doanh nghiệp tính toán, việc mỗi chuyến tàu chở hàng có thể thay thế cho hơn 20 chuyến xe đầu kéo giúp doanh nghiệp giảm đến 40% chi phí vận tải.
Không những thế, doanh nghiệp còn có thể chủ động chuyển nguồn nguyên liệu trực tiếp từ các nhà máy cung cấp về tận bãi sản xuất bất cứ lúc nào.
Kết nối các tuyến đường sắt nhánh vào nhà máy, khu công nghiệp, cảng biển; giảm thời gian chạy của tàu chở hàng khoảng 10 tiếng so với trước; nhân viên đường sắt đến tận nơi làm thủ tục vận chuyển cho khách..., những giải pháp này đã giúp Công ty vận tải đường sắt Hà Nội có lượng hàng hóa vận chuyển đạt hơn 95% kế hoạch.
Nhiều năm qua, đường sắt chỉ chiếm chưa đầy 1% thị phần vận tải toàn ngành. Trong mục tiêu tái cơ cấu, con số mà ngành này đề ra là 3%. Theo các chuyên gia, để đạt được mục tiêu, ngành đường sắt cần ưu tiên vận chuyển container và lựa chọn hàng hóa phù hợp. Bên cạnh đó cần tận dụng hạ tầng sẵn có và kết nối với các loại hình vận tải khác.
Dự kiến trong năm tới, hơn 250 toa xe vận chuyển container sẽ được đường sắt Hà Nội đưa vào sử dụng. Cùng với đó, hai tuyến liên vận hàng hóa quốc tế từ Hà Nội đến Lào Cai, Lạng Sơn và nối sang Trung Quốc cũng sẽ được tập trung khai thác.
Theo VTV