MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Economist: Nhìn lại thay đổi tiếp cận đầu tư vào các nền kinh tế mới nổi những năm qua

Ảnh: brainstudy.info

Ảnh: brainstudy.info

Những cách tiếp cận đầu tư như phân chia các nước theo thu nhập hay vị trí địa lý đều lộ rõ nhiều khuyết điểm. Thay vào đó, một cách tiếp cận đầy hứa hẹn mà các nhà đầu tư nên xét đến đó chính là phân chia các quốc gia dựa trên mô hình tăng trưởng.

40 năm trước, ông Antoine van Agtmael, nhà kinh tế người Mỹ tại Tổ chức Tài chính Quốc tế (IFC) thuộc Nhóm Ngân hàng Thế giới, đã đưa ra ý tưởng về các thị trường mới nổi. Nền kinh tế thị trường mới nổi là nền kinh tế của một quốc gia đang phát triển, ngày càng hội nhập với các thị trường toàn cầu. 

Điều quan trọng nhất của các thị trường mới nổi là sự chuyển dịch từ một nền kinh tế tiền công nghiệp, kém phát triển, thu nhập thấp sang một nền kinh tế công nghiệp hiện đại với mức sống cao hơn.

Mục đích nhằm giúp các quốc gia đang phát triển có khả năng tiếp cận với những nền kinh tế hàng đầu thế giới. Kể từ đó, những quốc gia này nhìn chung đã đạt được nhiều kết quả tích cực đối với doanh nghiệp, cũng như nền kinh tế.

Nhưng do sự chênh lệch quá lớn, nên việc gộp chung các nước trong nhóm đang phát triển để xem xét đầu tư ngày càng lộ ra nhiều khuyết điểm. Vì vậy, một cách tiếp cận khác cần phải được áp dụng.

Theo IMF, vào đầu những năm 1980, các nước đang phát triển chiếm khoảng 25% GDP toàn cầu. Ngày nay, con số này rơi vào khoảng 40% và hơn 20% tổng vốn hóa thị trường toàn cầu. Vốn hóa thị trường của chỉ số thị trường mới nổi MSCI cũng đã tăng gấp 13 lần.

Ví dụ, vào năm 1988, khi hệ thống đo lường chỉ số thị trường mới nổi của MSCI được ra đời, GDP của các quốc gia trong nhóm này dao động từ 1.123 USD đến 7.598 USD. Năm 2019, phạm vi này đã cao gấp 4 lần, trải dài từ 2.100 USD đến 31.846 USD.

Các định nghĩa hiện tại về thị trường mới nổi còn ẩn chứa rất nhiều sự phức tạp. Vì vậy, các nhà cung cấp chỉ số sẽ cần xem xét nhiều khía cạnh để đánh giá liệu đầu tư vào những nền kinh tế thị trường mới nổi có dễ dàng như tại các nước phát triển hay không. 

Những cách tiếp cận khác như phân chia các quốc gia theo thu nhập hay theo vị trí địa lý đều không đem lại hiệu quả cao.

Chẳng hạn như Cộng hòa Congo và Việt Nam có mức thu nhập bình quân đầu người tương đương nhau, nhưng có ít điểm tương đồng về kinh tế. Vì vậy, mức thu nhập không nói lên nhiều điều về triển vọng của một quốc gia. 

Cách tiếp cận hiệu quả khi đầu tư vào các nước đang phát triển

Theo Economist, một cách tiếp cận hứa hẹn nhất khi đầu tư vào các nước đang phát triển chính là phân chia các quốc gia dựa trên mô hình tăng trưởng. Cách thức này sẽ áp dụng cho các nền kinh tế mới nổi nhưng có tiềm năng phát triển lớn. 

Những nhà đầu tư muốn tiếp cận với các cường quốc về xuất khẩu như Trung Quốc hay Hàn Quốc, cũng có thể xem xét đến những nước hiện đang chú trọng vào xuất khẩu như Bangladesh hay Việt Nam. 

Tuy đây vẫn là những thị trường nhỏ, nhưng việc xét đến các quốc gia này có thể đem lại rất nhiều lợi ích còn chưa khai thác đến, đồng thời đây cũng là những thị trường tiềm năng để mở rộng lĩnh vực sản xuất công nghệ tiên tiến.

Cách tiếp cận như vậy có thể phải mất thời gian rất lâu mới trở nên hoàn hảo do các mô hình tăng trưởng sẽ thay đổi rất nhanh theo thời gian. 

Hãy nghĩ đến Trung Quốc, quốc gia được coi là công xưởng của thế giới đang tìm mọi cách để có vị trí dẫn đầu về tiêu dùng. Hay nhiều quốc gia nhỏ hơn từ lâu đã có hy vọng thúc đẩy xuất khẩu, nhưng lại bị vấp ngã bởi những hoạch định chính sách chưa rõ ràng. 

Phùng Nguyệt

Doanh Nghiệp Tiếp Thị

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên