Elon Musk: “Fed thật ngu ngốc khi không cắt giảm lãi suất sớm”
Tỷ phú Elon Musk cho rằng Fed cần phải cắt giảm lãi suất và chỉ trích ngân hàng trung ương thật ngu ngốc khi không làm như vậy sớm hơn.
- 04-08-2024Ông Trump tuyên bố sẽ cắt giảm lãi suất nếu đắc cử, Chủ tịch Fed Powell nói gì?
- 03-08-2024Tỷ lệ thất nghiệp cao nhất 3 năm, giới chuyên gia cảnh báo Mỹ sắp suy thoái và Fed 'mắc sai lầm': NHTW sẽ liên tục hạ lãi suất trong 3 cuộc họp sắp tới?
- 02-08-2024Số liệu việc làm Mỹ tháng 7 thấp bất ngờ, tỷ lệ thất nghiệp đạt đỉnh gần 3 năm, Dow Jones lập tức giảm 500 điểm: Fed liệu có ‘chậm chân’ trong quyết định cắt giảm lãi suất?
“Fed cần phải hạ lãi suất”, Musk viết trong bài đăng trên mạng xã hội X. “Họ thật ngu ngốc khi không làm như vậy ngay từ đầu”.
Bình luận của Musk được đưa ra sau khi một loạt dữ liệu không khả quan vào tuần trước làm dấy lên lo ngại rằng Fed có thể đã giữ lãi suất cao quá lâu, gây tổn hại đến nền kinh tế.
Các nhà hoạch định chính sách đã giữ nguyên lãi suất chuẩn ở mức 5,25-5,5% vào tuần trước và cũng để ngỏ cho việc cắt giảm lãi suất tại cuộc họp vào ngày 17-18/9. Các nhà giao dịch đang quả quyết rằng Fed sẽ hạ lãi suất vào buổi họp này.
Tỷ phú Musk đưa ra bình luận này để đáp lại bài đăng trên X về việc Berkshire Hathaway của Warren Buffett tăng dự trữ tiền mặt các khoản tương đương tiền như trái phiếu kho bạc ngắn hạn sau khi “xả hàng” một loạt cổ phiếu, bao gồm Apple – cổ phiếu mà công ty nắm giữ nhiều nhất.
“Rõ ràng là ông ấy (Warren Buffett) đang mong đợi một sự điều chỉnh nào đó hoặc đơn giản là không thể thấy khoản đầu tư nào tốt hơn trái phiếu kho bạc”, Musk nhận định.
Báo cáo việc làm Mỹ được công bố vào 2/8 cho thấy nền kinh tế lớn nhất thế giới bổ sung 114.000 việc làm trong tháng 7, thấp hơn so với mức dự báo 175.000. Tốc độ tăng trưởng việc làm chậm hơn dự kiến đã góp phần đẩy tỷ lệ thất nghiệp bất ngờ tăng lên 4,3%.
Dữ liệu làm dấy lên câu hỏi liệu Mỹ có đang bước vào suy thoái hay không khi lãi suất cao ảnh hưởng đến chi tiêu và đầu tư.
Theo Reuters, Fox Business
Nhịp Sống Thị Trường