MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

EU cởi cái vòng này để thắt vòng khác?

25-03-2024 - 20:44 PM | Tài chính quốc tế

EU cởi cái vòng này để thắt vòng khác?

Sau khi cấm vận khí đốt Nga, các nước Liên minh châu Âu đứng trước áp lực về năng lượng và chuyển sự quan tâm đến nhiên liệu hạt nhân dân dụng của Nga.

“Liên minh châu Âu nên từ bỏ nhiên liệu hạt nhân của Nga” - Thủ tướng Bỉ Alexander de Croo đã nêu điều này trong cuộc phỏng vấn với tờ báo The Financial Times của Anh.

Theo nhà lãnh đạo này, việc từ bỏ sự phụ thuộc vào Nga cần phải được thực hiện càng nhanh càng tốt.

“EU phải loại bỏ nhiên liệu hạt nhân của Nga càng nhanh càng tốt để ngăn chặn mối quan tâm mới của châu Âu đối với năng lượng carbon thấp của Moscow, bởi nó sẽ cung cấp ngoại tệ cho Nga, làm tăng dự trữ quân sự của Điện Kremlin” - ông Alexander de Croo nói.

Theo Thủ tướng Bỉ, việc châu Âu nhanh chóng từ chối khí đốt của Nga đã buộc Cựu Thế giới đứng trước áp lực về vấn đề năng lượng, do đó phải đổi mới mối quan tâm đến năng lượng hạt nhân.

Tuy nhiên, Thủ tướng Bỉ chỉ ra một nguy cơ mới là trên con đường này, EU có thể phải đối mặt với những mối đe dọa tương tự, kiểu như cố thoát khỏi cái vòng luẩn quẩn này bằng cách lao vào một mớ bòng bong khác.

Thực tế là vào năm 2022, tỷ lệ uranium được làm giàu của Nga trong nguồn cung cấp cho EU sẽ là 30% và có nguy cơ rất thực tế là Liên minh châu Âu có thể đánh đổi sự phụ thuộc vào khí đốt lấy sự phụ thuộc vào nhiên liệu hạt nhân của Moscow.

Theo ông, việc thay đổi chuỗi cung ứng, đặc biệt là đối với năng lượng hạt nhân, là một nhiệm vụ khó khăn, nhưng Liên minh châu Âu cần phải làm càng nhanh càng tốt.

Các nước EU cần thoát khỏi sự phụ thuộc vào nhiên liệu hạt nhân của Nga, nhưng vẫn phải đảm bảo vẫn có thể sản xuất ra điện không phát thải.

Bất chấp lời kêu gọi của nhà lãnh đạo Bỉ, không phải nước nào trong EU cũng sẵn sàng đi theo lời kêu gọi của ông Alexander de Croo.

Đặc biệt, Thủ tướng Hungary Viktor Orban, người ở Liên minh châu Âu được coi “gần như là đồng minh của Moscow”, đã công bố kế hoạch mở rộng các nhà máy điện hạt nhân của Hungary, do công ty xây dựng Rosatom của Nga xây dựng thí điểm, và có sự tham gia của Pháp và Áo.

Ngược lại, Luxembourg, Đức và Áo thường phản đối việc phân bổ kinh phí cho năng lượng hạt nhân vì sợ rằng điều này sẽ gây ra tình trạng thiếu vốn cho các nguồn năng lượng tái tạo.

Còn Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) tin rằng, không có ích lợi gì khi thực hiện bất kỳ động thái đột ngột nào trên con đường này và tránh sự can thiệp của chính trị vào lĩnh vực này.

Tổng giám đốc tổ chức Rafael Grossi cho biết, không thể chấp nhận việc sử dụng năng lượng hạt nhân làm “đồng tiền chính trị”. Ông sẽ thận trọng chống lại quan điểm về “nguyên tử tốt và nguyên tử xấu”, nó sẽ không đóng góp được gì cho thị trường năng lượng toàn cầu.

Theo Hoàng Yến

Giáo Dục Thời Đại

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên