EU điều tra Facebook và Instagram liên quan đến bảo vệ trẻ em
Liên minh châu Âu (EU) ngày 16/5 đã mở một cuộc điều tra chính thức đối với Facebook và Instagram căn cứ trên nghi ngờ rằng hai nền tảng mạng xã hội thuộc sở hữu của Meta vì dẫn đến
- 17-05-2024Việt Nam thuộc 3 nước bị đánh cắp mật khẩu nhiều nhất Đông Nam Á
- 17-05-2024Cách khôi phục tin nhắn Zalo đã xóa
- 17-05-2024Ngành công nghệ trị giá 15 tỷ USD, Elon Musk cũng tham gia nhưng cực kỳ gây tranh cãi
Cuộc điều tra được thực hiện theo Đạo luật Dịch vụ Kỹ thuật số (DSA), một quy định mới buộc các công ty công nghệ lớn phải bảo vệ người dùng châu Âu trên không gian trực tuyến và chống lại nội dung bất hợp pháp. Đây là cuộc điều tra thứ hai của EU đối với Meta, sau một cuộc điều tra diễn ra vào tháng trước vì lo ngại Facebook và Instagram không hành động đủ mạnh để ngăn chặn được thông tin sai lệch.
Ủy viên Thị trường Nội bộ châu Âu Thierry Breton cho biết: "Chúng tôi nghi ngờ rằng hệ thống của các nền tảng này có thể kích thích hành vi gây nghiện ở trẻ em, đồng thời lo ngại về hiệu ứng "hố thỏ" (Rabbit hole) - khi người dùng được cung cấp nội dung liên quan dựa trên thuật toán, có thể dẫn đến những nội dung nguy hiểm hơn".
Ủy ban cũng bày tỏ lo ngại về hiệu quả của các công cụ xác minh độ tuổi của Meta. DSA có các quy tắc nghiêm ngặt để bảo vệ trẻ em và đảm bảo quyền riêng tư và an ninh trực tuyến của các em. EU lo ngại rằng Meta có thể không thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ này.
Đây chỉ là một trong số nhiều biện pháp mà EU thực hiện để siết chặt quản lý các công ty công nghệ lớn. Facebook và Instagram nằm trong số 23 nền tảng trực tuyến lớn phải tuân thủ DSA. Nếu vi phạm, họ có thể đối mặt với mức phạt lên tới 6% doanh thu toàn cầu hoặc thậm chí bị cấm hoạt động.
EU cũng đã mở các cuộc điều tra khác đối với TikTok, AliExpress và X (trước đây gọi là Twitter) vì những lo ngại tương tự. DSA cũng yêu cầu các nền tảng thương mại điện tử như AliExpress và Amazon phải nỗ lực hơn nữa để chống lại việc bán hàng giả và hàng bất hợp pháp trực tuyến.
Báo Tin Tức